Họp chính phủ, tướng Tỵ thay tướng Thanh

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ ngồi thay chiếc ghế của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trong cuộc họp do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.
Hoàng Trần (Danlambao) - Dù được nói đã ‘quay trở lại làm việc’, đại tướng - bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh vẫn vắng mặt liên tiếp trong 2 phiên họp quan trọng của chính phủ CSVN.

Trong phiên họp thường kỳ vừa diễn ra hôm 31/7/2015, người ngồi vào thay chiếc ghế của ông Thanh là thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam. 

Dù vậy, bảng tên đặt trước vị trí tướng Tỵ vẫn ghi rõ dòng chữ ‘Bộ trưởng Phùng Quang Thanh’.

Ông Đỗ Bá Tỵ hiện đang là thứ trưởng bộ quốc phòng, người mà theo một số lời đồn đoán sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá thay chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng của ông Phùng Quang Thanh.

Tái diễn vở tuồng 'Hồn Quang Thanh, da Bá Tỵ'?

Trước đó một ngày, tại phiên họp thứ 59 hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương diễn ra chiều 30/7/2015, ông Thanh cũng đã không có mặt.

Đại diện phía quân đội tham dự cuộc họp này là thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội Việt Nam.  

Cả hai phiên họp đều diễn ra tại trụ sở chính phủ và được chủ trì bởi thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Động thái này cũng là dấu chỉ cho thấy ông Dũng đang gián tiếp loại bỏ mọi tầm ảnh hưởng của ông Thanh. 

Ai lên nắm bộ quốc phòng?

Sau lần xuất hiện duy nhất vào đếm 27/7/2015, đại tướng Phùng Quang Thanh được nói sẽ ‘ở lại trụ sở bộ quốc phòng’ và không về nhà riêng. 

Thông tin này ngay lập tức gây nhiều nghi ngờ về việc ông này đang bị khống chế hoặc quản thúc tại bộ quốc phòng. Kịch bản về việc ai lên thay tướng Thanh cũng bắt đầu được bàn tán.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch tại phiên họp thứ 59 hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.

Về mặt tổ chức trong quân đội, tướng Ngô Xuân Lịch vừa là bí thư trung ương đảng, đồng thời cũng là người đứng đầu tổng cục chính trị nên có chức vụ cao cấp đứng thứ 2 trong bộ quốc phòng. Đây cũng là một biện pháp của đảng CSVN nhằm giữ quyền lực tuyệt đối đối với quân đội. 

Trong hoàn cảnh vị bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Phùng Quang Thanh bị ‘cách ly’ như trên, thì người quyền lực nhất trong quân đội CSVN nghiễm nhiên sẽ là tướng Lịch, kế đến là tướng Tỵ.

Nhiều khả năng chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng sẽ lọt vào tay một trong hai nhân vật này. 

Tuy nhiên, không loại trừ đến sự tham gia vào phút chót ứng viên thứ 3 là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - một nhân vật đang được Trung Cộng chống lưng mạnh mẽ.

Xem ra, dù đã được đảng cho phép xuất hiện, nhưng vở kịch Phùng Quang Thanh chưa thể hạ tuồng. Bên trong, những cuộc đấu đá khốc liệt vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng thêm gay cấn. Dĩ nhiên, người được hưởng nhiều quyền lợi nhất vẫn là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

31/7/2015




VTV xoá dấu vết nhạc Tàu trong video ‘Khát vọng đoàn tụ’



CTV Danlambao - Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã xoá toàn bộ dấu vết nhạc Tàu trong video chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ phát sóng hôm 27/7/2015 sau khi bị dư luận chỉ trích dữ dội.

Đây là buổi giao lưu, văn nghệ kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ do bộ quốc phòng và đài truyền hình Việt Nam tổ chức.

Theo nội dung chương trình được truyền hình trực tiếp, trong lúc chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên đọc diễn văn khai mạc, ban tổ chức đã tấu lên một bản nhạc tuyên truyền nổi tiếng của Trung Cộng là bài ‘Ca ngợi tổ quốc’.

Khi ông Sang kết thúc diễn văn và bước xuống hàng ghế ngồi, bản nhạc Tàu này một lần nữa lại được vang lên.

Chi tiết này ngay lập tức đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Việt Nam. Nhiều người liền đặt ra câu hỏi, phải chăng gián điệp Trung Cộng đã lọt vào bộ quốc phòng và đài truyền hình Việt Nam?

Để đối phó dư luận, VTV đã nhanh chóng xoá toàn bộ dấu vết liên quan đến bản nhạc Tàu này. 

Sáng ngày 30/7/2015, video chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ lưu trên website VTV đã được biên tập và chỉnh sửa lại. Âm thanh bản nhạc ‘Ca ngợi tổ quốc’ đã được tắt tiếng hoàn toàn. 

Cảnh chủ tịch Sang kết thúc bài diễn văn cùng điệu nhạc vang lên cũng bị cắt bỏ.

Dù đã xoá dấu vết, nhưng những clip gốc được lưu truyền trên mạng là một bằng chứng không thể chối cãi tố cáo hành động bán nước của VTV và bộ quốc phòng CSVN.

Chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ gây chú ý vì có sự xuất hiện của đại tướng - bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh sau hơn một tháng mất tích. 

‘Ca ngợi tổ quốc’ là một bài hát tuyên truyền cách mạng khá nổi tiếng, được coi là ‘quốc ca thứ hai’ của Trung Cộng.

Bản nhạc này được vang lên ngay trong chương trình kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Hành động này là một sự xúc phạm nghiêm trọng đối với hàng chục ngàn binh lính và dân thường đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược.



Công an dùng 'phong bì' để giải quyết vụ chết người trong trại giam

Những vết bầm tím trên thi thể của anh Vũ Nam Ninh.


Khánh An (VOA) - Thêm một vụ người chết trong lúc bị giam tại Trại giam Hỏa Lò, Hà Nội, gây thêm lo ngại về tình trạng người bị giam giữ bị chết đột ngột mà không có lý giải xác đáng. Trong vụ việc mới nhất xảy ra đối với cái chết của anh Vũ Nam Ninh hôm 20/7, gia đình nạn nhân cho biết cơ quan chức năng còn dùng phong bì để giải quyết khiếu nại của gia đình. Khánh An của Ban Việt ngữ đài VOA tường trình thêm chi tiết.

Anh Vũ Nam Ninh, 45 tuổi, bị giam giữ ở Trại tạm giam số 1 (Hỏa Lò), Hà Nội, vì tội trộm cướp điện thoại di động. Gia đình cho biết anh Ninh bị kết án 8 năm tù.

Ngày 21/7, gia đình anh Ninh nhân được một cú điện thoại từ một cán bộ tên Phương của trại giam cho biết anh Ninh đã chết vào hôm 20/7.

Quá bất ngờ và bức xúc, gia đình xin được vào xem thi thể của anh. Cơ quan công an đã hẹn gia đình đến vào lúc 2 giờ chiều ngày 21/7, chị ruột của anh Ninh là Vũ Thanh Huyền cho biết:

“Khi vào gặp mặt thì tất cả các anh chị em tôi đều giơ điện thoại ra chụp. Đấy là do vết đánh tác động rất mạnh đưa đến phù nề mặt, tay, chân thì chưa kịp phù nề thì nó đã chết rồi. Tay bị gãy, mũi cũng bị gãy vẹo và xương quai xanh cũng bị gãy. Lật đằng sau lưng lên thì rất nhiều vết thâm tím, bầm dập, có rất nhiều vết tím đen cho thấy là bị ‘ăn đòn’ vì gì không biết. Tôi hỏi bên công an trong trại Hỏa Lò thì họ không có câu trả lời”.

Theo lời chị Huyền, khi gia đình hỏi vì sao không thông báo cho gia đình khi anh Ninh được đưa vào bệnh viện hôm 18/7, một cán bộ trả lời rằng vì hôm đó là ngày thứ Bảy, Chủ Nhật.

“Trong ngày thì Bảy, Chủ Nhật thì tôi bảo là làm gì có cái chuyện mà thông tin bây giờ rất hiện đại, có điện thoại, gia đình nhà tôi tất cả đều có số điện thoại ở trên quận, trên đồn công an và tổ trưởng ở đây họ cũng biết, thế mà không có một thông tin gì về địa phương và gia đình chúng tôi cả.”

Sau khi gia đình chị Huyền đưa thông tin và hình ảnh về cái chết của anh Ninh lên mạng, cơ quan công an đã mời gia đình chị Huyền lên và cho biết biết phương cách giải quyết vụ việc là thương lượng giữa cơ quan công an ở Trại giam Hỏa Lò và gia đình nạn nhân.

“Đi đến một thỏa thuận là người ta bảo vì tâm linh, vì tình cảm thế nọ thế kia thì theo pháp luật, chỉ được giải quyết vấn đề là làm đám tang cho em tôi bằng cách thiêu và cho lên một chuyến xe. Còn đem đi đâu về đâu thì bây giờ con người (anh Ninh) là thuộc về bên công an quản lý mà, họ làm ăn kiểu đem con bỏ chợ”.

Em trai chị Huyền đã không đồng ý với phương án giải quyết trên, vì thế nên hai bên tiếp tục thương lượng. Chị Huyền kể tiếp:

“Đến lần thứ 3 đàm phán thì các anh mới đi đến quyết định là có một cái phong bì. Các anh cũng hỏi là ‘Như thế thì có thỏa đáng hay không? Nếu không thỏa đáng, nếu đòi hỏi hơn hay là có biện pháp như thế nào thì họ sẽ chuyển lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.”

Chị Huyền cho biết do rất phẫn uất, bức xúc về cái chết của anh Ninh nên không quan tâm đến số tiền bên trong phong bì.

“Có biết trong phong bì có bao nhiều đâu bởi vì mình có quan tâm đến chuyện ấy đâu.”

Gia đình chị Huyền đã đặt ra rất nhiều câu hỏi xung quanh vụ việc xảy ra và những ai là người quản lý, chịu trách nhiệm về cái chết bất ngờ của anh Ninh thì đều không nhận được câu trả lời hoặc trả lời lấp liếm.

Theo lời chị Huyền, trong những lần thương lượng, đã có cơ quan báo chí Việt Nam xin được vào chứng kiến nhưng không được cho phép.

“Hôm nay có một báo đến thì không cho vào. Có báo Lao Động gì đấy”.

Sau nhiều lần thương lượng không thành công, cơ quan chức năng vừa thông báo cho gia đình chị Huyền về việc mổ pháp y vào ngày mai (31/7) với chỉ 2 người đại diện gia đình được chứng kiến và không được phép quay phim, chụp ảnh.

“Hôm nay chúng tôi đã lên 55 Lý Thường Kiệt và chúng tôi đã làm việc với bên công an thành phố. Người ta bảo chúng tôi làm việc và bây giờ đi đến là mổ pháp y cho em tôi nhưng chúng tôi đề nghị với bên quân đội, cái này là do bên công an họ mời chứ gia đình nhà tôi cũng không được mời, em tôi rõ ràng là bị đánh rồi chứ không phải do ốm chết.”

Báo Pháp Luật TP.HCM hôm 21/3/2015 cho biết trong vòng 3 năm, có 226 người đã chết trong các nhà tạm giam, tạm giữ. Báo này nói những cái chết bất thường được gói gọn trong 2 lý do: Bệnh lý và tự sát.

Vụ việc mới nhất này cộng thêm vào với hàng loạt các trường hợp bị tử vong trong đồn công an trước đó khiến cho công luận căm phẫn vì chưa bao giờ có một lời giải thích rõ ràng từ phía cơ quan chức năng về những cái chết đột ngột trên.




Phùng Quang Thanh có bị Nguyễn Tấn Dũng cho... biến trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 7 hay không?

Bạn đọc Danlambao - Hôm nay, ngày 31/7/2015 phiên họp thường kỳ tháng 7 của chính phủ được diễn ra. Câu hỏi được đặt ra là sau khi đã "về nước", đã có được "Khát vọng đoàn tụ" bằng lời ca tiếng nhạc "Ca ngợi Tổ quốc" của tàu cộng... liệu Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh có mặt trong phiên họp chính phủ hay không?

Dưới chế độ bưng bít thông tin, việc đi tìm một dữ kiện đơn giản về một quan chức chính phủ, đứng đầu quân đội, về nước nhưng không về nhà, ngồi lì "làm việc" ở Bộ Quốc phòng... có tham gia phiên họp chính phủ hay không lại là một việc... mò kim đáy biển.

Vào lúc 8:23 sáng, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn) đăng: 


Bài báo này thông tin vào lúc 8 giờ sáng, có thể là lúc phiên họp chưa xảy ra. Vậy mà, nó cũng bị gỡ xuống. Hình trên là bài báo còn được lưu trữ trong bộ nhớ "cache".


Trong thông báo này không có đề cập ai sẽ là những người tham dự buổi họp.

Điều đặc biệt là cho đến lúc này, 14h00, chỉ có những trang như nguyentandung.org, nguyensinhhung.net, phungquangthanh.net (tức là một lô... lãnh đạo chấm net) là đăng tải lại bản tin từ trang chính phủ. Và trong bài viết lại dùng một ảnh cũ của phiên họp chính phủ trước đây (tháng 11/2014) trong đó người ngồi ghế của bộ trưởng quốc phòng là Đỗ Bá Tỵ.


Phải chăng trang Nguyentandung.org cố tình đăng hình này để tạo sự chú ý của dư luận về việc Phùng Quang Thanh sẽ có tham gia họp phiên họp định kỳ của chính phủ hay không? 

Thôi đành chờ thêm vài giờ nữa, sau khi phiên họp chính phủ chấm dứt, nhà nước đăng tin chính thức, không còn bỏ lên tháo xuống nữa thì mới biết Phùng đại tướng có được sắp xếp và cho đến ngồi lì như tượng đá để họp hành hay không.

31.07.2015





Người CS tôn thờ chủ nghĩa 3Đ và yêu xã hội 3C

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Sau 40 năm một mình một ngựa cai trị. Người CS đã đi từ sai lầm này tới sai lầm khác trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng…

Người CS khăng khăng gối đầu vào cánh tay bao bọc từ phương Bắc để củng cố chế độ độc tài đảng trị. Vô hình chung bị cái tròng 4 tốt 16 chữ vàng đưa vào vòng cổ nhân dân Việt Nam càng ngày càng thắt cứng. Người CS chỉ lo tôn thờ chủ nghĩa yêu đảng (côn đồ), yêu đất (cướp) yêu đô (tham nhũng). Cho nên người ta không lạ gì khi nghe mất Bãi Tục Lãm, Bản Giốc, mất rừng đầu nguồn cho thuê dài hạn, mất đảo Gạc Ma… Người CS còn yêu chết mệt xã hội 3 C như chém, cắp, cướp. Chẳng ai ngạc nhiên khi hàng ngày đọc những bản tin con cái dòng họ đảng mặc áo phi công, tiếp viên buôn lậu ăn cắp. Trong nước cọp TW tới hạ tầng cơ sở thi nhau ăn cắp của công tiêu biểu như Vinashin, Vinalines, cướp đất của nông dân đại khái như Văn Giang, Dương Nội… Còn chuyện chém giết là nghề của thời đại rực rỡ của đất nước HCM như lời ông trưởng đảng, cho nên khỏi bàn ai cũng biết bàn tay nhuốm máu. 

Người CS càng tôn thờ chủ nghĩa 3Đ (đảng, đất, đô) và thi hành kế hoạch 3C (chém, cắp, cướp) thì nước mất nhà tan dân chúng khốn khổ mang nợ và gông vào đầu là chuyện tất nhiên. 

Người CS có thói quen cố hữu chắc nịch là có đôi bàn tay vấy máu, có cái miệng chành bành tạp ăn, có cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo láo khoét, có cái tâm gian xảo lường gạt, có cái trí cao ngạo giỏi tính chuyện ăn cắp, ăn cướp. Cho nên không lạ gì đất nước dưới tay người CS cai trị giáng xuống bao nhiêu thảm họa cho dân chúng hơn cả mẹ thiên nhiên gấp bội phần. Trời mưa chưa dứt cơn, đường phố đã ngập lụt, quan chức bảo dân không biết tự lo. Gió chưa thổi tới cầu vừa mới khánh thành đã sập, quan chức bảo sẽ rút kinh nghiệm. Nông dân có miếng đất để cắm dùi thì công an côn đồ nhận lệnh tới cưỡng chiếm. Dân chống cự lên tiếng phản đối đã có luật rừng 79, 88, 258… cộng với tòa án nhân dân xử phạt người vô tội. 

Đảng nằm trong trường học, trong đoàn thanh niên vì thế mới có học trò đánh nhau trong lớp. Đảng nằm trong chùa mới có chuyện buôn bán trẻ con. Đảng nằm trong nhà thờ cha cố, mục sư mới có lỗ mũi bị xâu. Đảng đẻ ra Mặt trận tổ quốc mới có 500 cuốc kêu ở nhà Hội nước. Đảng ngồi trong tổ dân phố núp trong “quần” chúng, cho nên mấy chị em làm nghề bán vốn trời cho mới hiểu rằng bao nhiêu lông măng đảng đều biết nói chi ém nhẹm nhẹ nhàng ra khỏi khu phố để trốn đi làm. Đảng giỏi đi đêm bán biền bán đất cho giặc Bắc phương để được bơi ngoi ngóp tung hoành trong cái ao người “lạ” tạo ra, mà không sợ thế lực thù địch nào bằng thù địch “lạ.”

Người CS thích đảng vì đảng chia chác cho đất của dân, đảng sợ bể bình nên bật đèn xanh cho tự do tham nhũng đem đô về đầy túi. Người CS giỏi chém để ém ra tiền. Nhớ lại khi vô xâm chiếm miền Nam, bộ đội cu Hồ chủ trương Đánh, Đạp rồi a lê hấp tranh nhau đem về xứ Bắc như Đồng (đồng hồ) Đài (radio) Đạp (xe hai bánh) trong lúc cái miệng ngậm máu căm hờn chửi tư bản. 

Người CS không ăn cắp, ăn cướp thì thử hỏi làm sao có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa theo sau kinh tế thị trường. Càng định hướng người dân càng hứng chịu lầm than trong tay tập đoàn cướp có đuôi. 

Hãy nhìn về Tây Nguyên khốn khổ với môi trường Bô Xít tạo ra, tiều phu mất rừng để đốn cũi. Hãy ngước mắt nhận diện đống bằng, nông dân mất ruộng vì quan cướp. Công nhân mất thêm sức lao động vì quan cấu kết với chủ để bóc lột. Ngư dân không có biển để đánh cá vì Trung Cộng cấm. Đảo bị giặc của đảng anh em xây dựng quân sự làm của riêng. 

Có lần bác cả Trọng đứng một chân trên cầu 3 cẳng nói: Thời đại HCM rực rỡ. Rực rỡ trong tay đảng đất đô không ai có thể chối cãi. Thế mới biết 800 tờ báo dưới sự chỉ đạo sai khiến 1 tổng biên tập tuyên giáo TW rực rỡ tự do. Dân vô đồn CA tự tử rực rỡ. Dàn quân chém cắp cướp tài sản nhân dân như làm phim của Đại tá Ca rực rỡ. Dùng quân đội, công an, côn đồ tự phát cướp đất Văn Giang Dương Nội rực rỡ. Bà Phạm Thị Lài Cái Răng phản đối cướp ruộng vườn bằng cách cởi truồng phơi cái mặt… rực rỡ. Trưởng phòng Vinashin tham ô 18 triệu, sở hữu 40 căn nhà rực rỡ. Người CS mê thích chủ nghĩa 3 Đ (đảng, đất, đô) và yêu xã hội 3C (chém, cắp, cướp) rực rỡ. Cao nguyên bụi Bô xít ngút ngàn mù mịt mặt mày rực rỡ. Ngư dân không có quyền đánh cá trong hải phận của mình ngồi nhà gãi háng rực rỡ. Con gái bỏ ruộng đồng thi đua nhau đi làm đĩ rực rỡ đến nỗi Sing đánh mùi không cho nhập khẩu. Ai khác chính kiến với đảng là bị trấn lột bắt bỏ tù làm người nước CHXHCNVN rực rỡ. Phi công, tiếp viên, người du lịch ra nước ngoài ăn cắp bị bắt chường mặt con nhà xuất thân dưới mái trường xã hội chủ nghĩa rực rỡ. Mất đất mất biển trong âm mưu 4 tốt 16 chữ vàng rực rỡ…

Đất nước cạn kiệt tài nguyên rực rỡ. Nhân dân lâm vào cảnh cơ cực lại còn phải đè cổ đóng thuế nuôi đảng và trả nợ công. Còn mai kia lo kéo cày làm nô lệ bọn bành trướng bắc phương rực rỡ. 

Việt Nam còn hãy đã mất?(Việt Khang)




Dã man gấp bội lần “phong kiến, thực dân”

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Bài viết này tôi xin gởi đến các ông: TBT đảng CS Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận.

Tôi lấy tính cách là một người VN, trong người mang dòng máu Lạc Hồng từ thuở hồng hoang, Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng và tôi cũng mong mỏi rằng các ông cũng cùng hệ di truyền từ cội nguồn tiên tổ như tôi. Đồng thời tôi cũng xin bước ra khỏi lĩnh vực học hàm, học vị hay trí thức học giả... mà là mang tâm thức của một người VN đang quặn thắt từng cơn trong gan ruột vì vận nước non sông nghiêng ngửa cùng cảnh tang thương của đồng bào dân tộc Việt. Và cũng vì rằng tôi và đa số người VN trong và ngoài nước đều xem thường và không công nhận các học hàm, học vị giả danh, giả hiệu “bằng dzỏm”, “bằng thật, học giả” của các ông đã được thể hiện chứng minh cụ thể trong cách nói và làm trong thời gian dài qua của các ông.

Kính thưa các ông. Trước khi viết những dòng này là tôi đã cố xua đi những căm giận, trút hết những nỗi hờn ra ngoài tâm trí vì những tội lỗi của các ông đã gây ra đối với dân tộc Việt để tôi không phải dùng những “xú danh” gọi các ông như hàng trăm bài viết trước đây của tôi và hàng triệu bài viết khác của các cây bút trong và ngoài nước yêu tiền đồ Tổ Quốc VN. Chúng ta sòng phẳng nói chuyện với nhau.

Về việc Quốc Gia đại sự, sống còn của xã tắc trên vũ đài chính trị hiện nay tôi xin gác qua một bên và không đề cập đến vì tôi đã viết nhiều và nhiều người đã nói và chúng tôi còn nói mãi trong những trang viết khác đến khi nào “thỏ lặn ác tà”… mà chỉ nêu ra với các ông một một việc nhỏ, nhỏ đối với các ông nhưng lớn với cộng đồng xã hội VN.

Trước tiên tôi xin nhắc lại một số ít trong những lời các ông đã nói với nhân dân VN cả trong và ngoài nước và được các dân tộc, chính phủ trên thế giới ghi lại. Những vấn đề các ông nói ra nó có tầm bao quát nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực mà tôi đề cập trong bài này.

- Thượng tuần tháng 7.2015 ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến Mỹ du đã phát biểu khi trả lời các học giả ở Mỹ (cả người Mỹ gốc Việt và người nước ngoài) rằng: “...Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay. Hiến Pháp Việt Nam có chương riêng về quyền con người...”

- Đầu năm 2014, trong thông điệp đầu năm ông Nguyễn Tấn Dũng có nói “...Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại...” và rằng “...mở rộng quyền dân chủ, nắm chắc ngọn cờ dân chủ, thay đổi thể chế...”

- Tháng 10.2012 ông Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri Q1 thành Hồ đã nói trong nội bộ đảng CSVN có cả một bầy sâu đồng thời kêu gọi dân chúng bà con cùng nhau diệt sâu, trừ tham nhũng...

Bây giờ tôi xin nói với các ông một chuyện trong vô vàn chuyện thối tha, kỳ quặc, ngớ ngẩn, ngu dốt, tàn bạo, dã man và “vô học, vô giáo dục” vô pháp, vô luật, vô đạo... trong cái ngành “GD&ĐT” của các ông. Một ngành mà như mọi ngành khác nó đã trở thành một khối “đại u” mưng mủ và trong đó đã hóa ra một bầy “giòi” lúc nhúc không còn thuốc chữa ngoại trừ cắt bỏ nó đi mà thôi. Trong lĩnh vực Giáo Dục thì tôi đã viết rất nhiều trên các trang mạng và báo giấy “Lề Dân” trên toàn thế giới. Tôi không biết các ông có liếc nhìn qua không? Tôi e rằng các ông “dị ứng” với chữ nghĩa... nhưng thôi! Nơi đây tôi chỉ nói đến vụ án mà nguyên đơn là cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ giáo viên môn Hóa của trường THPH chuyên Lương Văn Chánh tỉnh Phú Yên. Cô Giáo Minh Đệ được LS Võ An Đôn giúp đỡ pháp lý và miễn phí hoàn toàn. Qua diễn biến sự việc (tham khảo từ tài liệu của LS Võ An Đôn) thì từ những năm 2006... cô đã phát hiện ra những sai lầm về chuyên môn của các đồng nghiệp trong tổ Hóa và nối tiếp là những tiêu cực không thể có đối với nhà mô phạm của các đồng nghiệp và cô đã chân tình góp ý với bà tổ trưởng tổ Hóa, Đinh Thị Tuyết và hiệu trưởng Nguyễn Tấn Hào. Thế nhưng thay vì tiếp thu những ý kiến tích cực của cô thì cả tổ trưởng lẫn hiệu trưởng làm ngơ và trở lại xem cô Minh Đệ là một cây gai cần phải nhổ. Cô Minh Đệ đơn giản nghĩ rằng cấp cao trên tỉnh sẽ xem xét sự việc tích cực hơn hầu đem lại sự trong sạch cho trường, cho ngành và xa hơn là cho Xã Hội. Nhưng cô giáo Minh Đệ có ngờ đâu Giám Đốc sở GD&ĐT Tỉnh Phú Yên Nguyễn văn Tá lại là “cá mè một lứa” với băng nhóm “vô giáo dục” của trường THPT chuyên Lương văn Chánh và xử lý với cô một cách súc vật và dã man hơn mà cả đời Mô Phạm của cô chưa hề nghĩ đến.

Cụ thể là tên hiệu trưởng Nguyễn Tấn Hào sau nhiều lần sách nhiễu, tạo ra những hình thức kỷ luật vô cớ áp đặt với cô và cuối cùng là ngang ngược đuổi cô ra khỏi nhà trường một cách vô pháp, vô luật! Tôi xin hỏi cả tập đoàn các ông ai là người làm được việc này? Ai là người đủ thẩm quyền làm việc trái pháp luật và vô luân vô đạo này?

Chưa hết! Từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2012 ông Hào đã ngang nhiên ra lệnh cắt tất cả các khoản lương, phụ cấp đứng lớp và các khoản hợp pháp khác kể cả bảo hiểm y tế trong suốt 17 tháng qua? Ai đã ra lệnh và chỉ đạo cho ông Hào làm việc phạm pháp ấy? 

Trong một bài trên báo Chính Luận, LS Võ An Đôn viết: “Dù bị đuổi không cho dạy học nhưng vì yêu nghề, yêu trường, yêu học trò mỗi ngày hai buổi cô Đệ đều đến trường đều đặn, nhưng không được ông Hào bố trí đứng lớp, cũng không cho cô Đệ tham dự các hoạt động của trường. Hàng ngày cô Đệ chỉ ngồi ở ngoài hành lang một mình, chờ khi nào có lớp vắng thầy cô thì vào dạy thế nhưng vẫn bị ông Hào chỉ đạo cấp dưới xua đuổi cô Đệ ra khỏi trường. Hơn thế nữa, trong một thời gian dài ông Hào nhiều lần ra lệnh cho nhân viên bảo vệ, tạp vụ có nhiều hành vi xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể của cô Đệ trước đông người ngay tại trường. Bà Tuyết thường xuyên cho người đóng cửa phòng họp tổ Hóa không cho cô Đệ vào họp; ông Hào thường xuyên cho người cấm cản cô Đệ vào trường.

Trước toàn thể Hội đồng sư phạm, ông Hào ra lệnh cấm các đồng nghiệp giao tiếp với cô Đệ, một lần cô Đệ vào dự họp thì ông Hào chỉ đạo nhân viên tạp vụ bế cô Đệ ném ra ngoài đường khiến cô Đệ hết sức đau đớn, tủi nhục...” (LS V.A.Đ)

Đọc qua những dòng này các ông có chút nào xao động trong trái tim? Nếu những dòng trong bài viết không thể vén được bức màn để cho các ông nhìn về vùng đất Phú Yên thì nơi đây mãi mãi sẽ không bao giờ “Phú” và cũng chẳng khi nào “Yên” như cái tên của nó một khi các ông và cả tập đoàn CSVN chưa cáo chung. Và rằng tâp đoàn CSVN của các ông không cùng huyết thống Lạc Hồng của người Việt Nam.

Những hành động của tập đoàn giáo dục mà vô giáo dục của tỉnh Phú Yên đã vượt ra ngoài lĩnh vực hành chính, dân sự mà nó đã cho chúng ta thấy rõ các chỉ dấu của tội hình sự. Theo tôi, là một luật sư đầy quả cảm và nhân ái, nhân văn... của LS Võ An Đôn thì LS biết phải làm gì với bản lĩnh và kiến thức pháp luật của mình trước những tên tội phạm dã man gây nhiễu nhương đau khổ cho dân Việt như trước đây tên phó GĐ côn an Tp Tuy Hòa Lê đức Hoàn mà LS đã dùng trí tuệ, cùng bản lĩnh của mình và pháp luật đã lôi hắn ta ra trước vành móng ngưa. Lần này bọn ngưu đầu mã diện đội lốt mô phạm hại người ở tỉnh Phú Yên tôi thiết tưởng cả xã hội chúng ta không thể làm ngơ để cho chúng múa gậy vườn hoang mà nhất là tên Giám Đốc sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên Nguyễn văn Tá có người em ruột ngồi ghế Phó Chánh Án TAND tỉnh Phú Yên! Liệu phen này bọn hắn có xuống hố cả nút (xhcn) không!

Riêng với ông Phạm Vũ Luận - Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT thì tôi không biết phải nói với ông lời nào? Trước kia tôi có viết về ông cùng nền GD cộng sản VN rất nhiều bài trong đó có vụ tiêu cực trong thi cử, mê thành tích ở trường THPT Đồi Ngô khiến mọi người nhìn vào cái cảnh nền Giáo Dục mà ông đứng đầu đã đi vào cõi âm như nghĩa trang buổi chạng vạng hoàng hôn. Cái khối u đó nó đã mưng mủ và đã đến thời kỳ hoại tử. Ông có nhớ ông phát biểu với báo chí rằng: “Khi phát hiện những tiêu cực và hình ảnh ở trường THPH Đồi Ngô thì không được đăng công khai lên mặt báo mà chỉ báo riêng cho ông biết mà thôi.” Vậy cho nên khi nói với ông về GD như nói với thằng Bờm về nắm xôi mà thôi.

Cái bầu không khí dân chủ, cái nhà nước pháp quyền cùng cái quyết tâm trừ sâu, chống tham nhũng của các ông là như thế sao?

Qua những sự việc trên thì tôi xin hỏi các ông có tên nêu trên phải trả lời như thế nào để cho nhân dân VN nhận xét lời nói của cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu có chí lý hay không?

31.7.2015





Kề vai Mỹ né Việt kiều

Phạm Trần (Danlambao) - Chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến nước Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu dục tòa nhà Trắng của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 đến 10 tháng 7 (2015) đã khép lại, nhưng dư âm và kỳ vọng vào chuyến đi này vẫn chưa lùi vào dĩ vãng ở hai bên bờ Thái Bình Dương.

Một không khi cởi mở, phấn khởi và tin tưởng đã rộ lên giữa các viên chức hoạch định chính sách của hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.

Những lời nói đầy tự tin vào hợp tác trong tương lai sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đã được Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Ted Osius và Phạm Quang Vinh của Việt Nam tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đưa ra ngày 28/7/2015.

Về phần ông Vinh thì nội dung cuộc phỏng vấn của báo An ninh Thế giới của Bộ Cộng An chứa đựng nhiều tâm tư của một cán bộ ngoại giao thâm niên đã đóng góp thành công trong vai trò con thoi giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội.

Ông Trọng đã được phía Mỹ tiếp đón “vượt mức yêu cầu” như chính ông đã phấn khởi nói với cử tri Hà Nội ngày 18/07/2015. 

Ông kể: “Tôi được nhiều đồng chí anh em gọi điện chúc mừng, vì chuyến thăm thành công. Đây là vấn đề lịch sử, lần đầu xảy ra. Một Tổng bí thư đối thoại ở Phòng Bầu Dục Nhà Trắng, mà hai bên lại là cựu thù thì chưa bao giờ có”. 

Khẳng định quá khứ không bao giờ thay đổi, nhưng vì sự phát triển chung, lãnh đạo hai nước đã thống nhất “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

“Báo chí chụp cảnh cả tôi và Tổng thống Mỹ xem đồng hồ, sau đó Phó tổng thống chiêu đãi, mới đầu dự kiến 3 chục người thôi, sau lên đến 230 người, và ông ấy còn lẩy Kiều: “Trời còn để có hôm nay /Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. 

Tôi nói là, gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Gác lại quá khứ, chứ không nói là khép lại, quá khứ không bao giờ thay đổi, chúng tôi không quên, nhưng vì lợi ích của hai nước, hai dân tộc, vì hòa bình ổn định, thì ta gác lại. Đối đầu với nhau chả hay ho gì”.

Về phần mình, Đại sứ Phạm Quang Vinh nói với Phóng viên Trường Sơn của Anh ninh Thế giới: “Nếu chúng ta nhìn tổng thể cả chuyến thăm cũng đã thấy nó đã tạo ra lịch sử và một bức tranh rất ấn tượng. Nhưng cảm nhận của cá nhân tôi, thì có lẽ tôi thích nhất là khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở phòng Bầu dục. Vào lúc hội đàm, họ đã ngồi đối diện với nhau, với sự ung dung, thoải mái, tự tin, thực chất, thẳng thắn, cởi mở về tất cả các vấn đề: Từ quan hệ hai nước, đến hợp tác vì hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực và cả về sự khác biệt giữa hai nước.”

Ông Vinh kể tiếp như có ngụ ý đây là cuộc tâm sự giữa hai người bạn thâm giao mà lâu ngày gặp nhau: “Nếu như TBT Nguyễn Phú Trọng không ngần ngại chia sẻ về nạn quan liêu đã và đang ảnh hưởng nhất định đến việc chăm lo cho đời sống người dân trong nước, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama lại tâm sự rằng 7 năm qua, trong suốt thời gian cầm quyền, ông ấy đã cố gắng điều chỉnh quan hệ của Mỹ với các nước, do trước đó Mỹ đã bị chỉ trích vì can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.”

Bầu không khí thân mật ấy được ông Vinh họa ra một cảnh đặc biệt: “Hình ảnh cả hai nhà lãnh đạo cùng nhìn đồng hồ và cùng nhận ra rằng cuộc gặp đã kéo dài hơn 30 phút so với dự kiến ban đầu, nhưng vẫn cười vui, thản nhiên, không vội vàng và cùng chuẩn bị trả lời báo chí, dành thời gian khá thoải mái, có lẽ là hình ảnh đẹp nhất sau cuộc gặp này.”

Với niềm tự hào đã góp phần quan trọng trong chuyến công du Hoa Kỳ thành công cho người đứng đấu đảng cầm quyền, ông Phạm Quang Vinh nói thật lòng mình: “Điều khiến tôi xúc động nhất là nó đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Có lẽ những người làm ngoại giao như tôi, hơn ba thập kỷ trong ngành, có lẽ đều chỉ mong chờ một khoảnh khắc này trong đời cũng đủ để hạnh phúc và tự hào.”

Đồng thuận mà chưa đồng lòng

Tuy rằng “hai bên tôn trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác và làm việc với nhau”, nhưng “đều nhận ra sự cần nhau, vị trí của nước này trong chính sách đối ngoại của nước kia làm cho những nội dung hợp tác giữa hai nước được tăng cường”, ông Vinh nói.

Nhưng không phải ai cũng tin, nhất là đối với Cộng đồng gần 3 triệu “người Việt tị nạn” ở Hoa Kỳ, rằng cộng sản Việt Nam sẽ đáp lại nhanh chóng yêu cầu của Mỹ về sửa đổi thể chế chính trị, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do ở Việt Nam. Phía Mỹ coi đây là những vấn đề mà Việt Nam cần phải chứng minh trong thời gian tới nếu muốn được Quốc hội Mỹ đồng ý cho Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership).

Mặc dù Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật được gọi là Đàm Phán Nhanh, dành quyền cho Tổng thống, nhưng điều này không có nghĩa Quốc hội đã mất quyền xem xét tỷ mỉ các điều khoản của TPP, nếu quyền lợi của công nhân Mỹ bị thiệt thòi.

Trong cuộc họp với Tổng thống Obama, ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Hoa Kỳ “linh hoạt” những điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập TPP. Nhưng không rõ “linh hoạt” gồm có những “dễ dãi” nào.

Nếu Việt Nam gia nhập thi trường với 11 nước khác trong TPP thì hàng hóa Việt Nam sẽ dễ dàng xuất khẩu sang các nước thành viên, và ngược lại hàng hoá, nhất là các loại hàng có khả năng kỹ thuật cao sẽ vào Việt Nam với giá có thể giúp cho nhu cầu phát triển.

Tuy nhiên, chuyện “linh hoạt” theo yêu cầu của ông Trọng còn phải được sự đồng ý của 10 thành viên khác gồm Brunei, Chí Lơi (Chile), Tân Tây Lan (New Zealand), Tân Gia Ba (Singapore), Úc Đại Lợi (Australia), Peru, Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Gia Nã Đại (Canada) và Nhật Bản (Japan) cho nên cũng còn nhiều chuyện phải bàn từ nay đến cuối năm.

Về vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói rõ thêm trong cuộc họp với báo chí Việt Nam tại Hà Nội ngày 28/7 (2015):

“Hôm thứ 6 vừa qua, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman đã có chuyến thăm Việt Nam. Hiện tại các nhóm đàm phán của các nước cũng đang gặp tại Hawaii. Đàm phán TPP đã diễn ra được 6 năm, mỗi khi bước vào giai đoạn cuối của việc đàm phán một Hiệp định lớn như TPP thì có những vấn đề phức tạp mà các bên bám vào đó đến cùng, không muốn nhượng bộ.

12 nước tham gia đàm phán TPP đều có những quyết định khó khăn và họ phải tự đưa ra. Về vấn đề lao động, như Tổng thống Obama đề cập hồi tháng 5 thì đây là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Mỹ. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam sẽ phải đưa ra các quyết định khó khăn nếu như Việt Nam muốn có được những lợi ích từ TPP. Điểm cốt lõi là Việt Nam phải chấp nhận tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có việc cho phép tự do thành lập các nghiệp đoàn độc lập, tự do hội họp.” 

Ông Osius đã nói như thế để trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ online rằng: “Trong một bài phát biểu hồi tháng 5.2015, Tổng thống Obama đã khẳng định nếu các quốc gia không đạt các tiêu chuẩn về lao động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì sẽ không thể tham gia hiệp định này. Điều gì sẽ xảy ra nếu như Việt Nam không đạt được các tiêu chuẩn cao như vậy?”

Ông Osius cũng đã nói với báo chí Việt Nam ở Orange County, California trước khi trở lại Việt Nam rằng người lao động còn phải được tự do sử dụng Internet để thông tin và nhận thông tin theo như tiêu chuẩn của ILO.

Vì vậy, nếu muốn được gia nhập TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều đạo luật cho phù hợp với thị trường lao động và kinh doanh tự do như các nước có nền kinh tế Tư bản.

Trong Tuyên bố Tầm Nhìn Chung Mỹ - Việt Nam, phổ biến ngay sau cuộc họp Barack Obama-Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015 đã viết về chuyện TPP rằng: “Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO (International Labor Organization) năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc. Hai nước quyết tâm thực hiện một Hiệp định TPP có chất lượng cao, cân bằng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và tạo nên một khuôn khổ mới, lâu dài và cùng có lợi cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế khu vực và đóng góp vào hợp tác và thịnh vượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế và tái khẳng định tiếp tục ủng hộ và tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường.”

Hai chữ “quan tâm” của Việt Nam được hiểu là lời yêu cầu, được lập lại bởi chính ông Trọng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, theo đúng nghĩa là tự do, bình đặng, tuân thủ pháp luật và những điếu kiện kinh doanh, thương mại của Quốc tế, trong đó có việc phải tôn trọng và bảo đảm quyền làm việc, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, hoạt động tự do của người lao động.

Cho đến nay, Việt Nam chưa hội đủ các điều kiện này vì nền kinh tế vẫn do Điều 51 của Hiến pháp 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”

Đối với Đại sứ Phạm Quang Vinh của Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, thì dù vẫn còn những điều chưa đạt được trong chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam vẫn tin hai nước sẽ hướng về phía trước.

Ông Vinh nói với An Ninh Thế Giới: “Dù có thể vẫn còn những khác biệt về quan điểm, về thể chế, về vấn đề này khác đang diễn ra trong nước, nhưng những người thực sự yêu dân tộc này, yêu đất nước này từ tận đáy lòng, có lẽ đều tự hào, đều mừng cho chuyến thăm, cho bước tiến lịch sử này và hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến cho quốc gia, cho dân tộc trong tương lai. Và tôi cho rằng chuyến thăm này sẽ còn tác động lâu dài đến quan hệ hai nước, đến các giới khác nhau ở đây, kể cả Chính phủ và Quốc hội, những cộng đồng học giả hay những cộng đồng người Việt còn khác biệt, khi họ hiểu rằng chúng ta luôn sẵn sàng đối thoại với những sự khác biệt ấy.”

Ted Osius cũng lạc quan theo

Đồng nghiệp của ông Vinh là Đại sứ Mỹ Ted Osius ở Hà Nội cũng mở cuộc họp báo vào ngày 28/7/015 để kiểm điểm thành công chuyến đi của ông Trọng.

Báo chí Việt Nam mô tả ông Osius rất thoải mái và tự tin khi nói rằng: “Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định họ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau và đã thảo luận về tương lai mối quan hệ hai nước, vấn đề Biển Đông và tự do hàng hải, quan hệ an ninh, bao gồm cả hợp tác gìn giữ hòa bình, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhân quyền... và vai trò của người Mỹ gốc Việt.” (Thanh Niên online, 28/07/015)

Vẫn theo báo này thì: “Theo Đại sứ Osius, quan hệ Việt - Mỹ hiện đang tốt nhất từ trước đến nay. “Và tôi tin rằng thông qua làm việc tích cực không ngừng và sự hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp, chúng ta sẽ tiếp tục đà phát triển hiện tại trong thời gian tới”.

Cũng phấn khởi và hồi hộp như Đại sứ Vinh, ông Osius nói: “Cảm giác của tôi khi chứng kiến 2 bên ngồi ở phòng bầu dục với sự hiện diện của Tổng Bí thư Đảng CSVN, có Tổng thống Mỹ, có các vị trong Bộ Chính trị ở đó, có Phó Tổng thống Mỹ, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ở đó thì tôi đã phải cấu bản thân mình. 

Tại sao tôi phải cấu bản thân mình? Theo cách của người Mỹ thì điều này thể hiện rằng mình không thể tin nổi một điều gì đó đang diễn ra trước mắt mình nhưng… lại rất vui mừng về điều đó. (theo báo Một Thế Giới, 28/07/015)

Trong câu chuyện trao đổi của hai Đại sứ với báo chí, cũng như phát biểu của ông Trọng với cử tri Hà Nội thì vấn đề quan trọng nhất mà ông Trọng đạt được với Tổng thống Obama là hai nước đã tuyên bố “tôn trọng hệ thống chính trị của nhau”.

Vậy sự kiện này có ý nghĩa gì mà đã được nêu lên hàng đầu trong câu chuyện của các viên chức lãnh đạo và cả báo chí ở Việt Nam?

Bởi vì từ xưa đến nay Việt Nam vẫn lo ngại “diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù địch” do Mỹ ủng hộ sẽ tìm cách gây xáo trộn, bạo động để lật đổ đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, sau khi được Mỹ công khai tuyên bố tôn trọng thế chế chính trị theo chủ nghĩa Cộng sản của Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ trong khi người láng giềng được gọi là “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Quốc lại luôn luôn lăm le xâm chiếm Việt Nam bất kỳ lúc nào.

Chính vì lẽ này mà Việt Nam đã “nghiêng đầu” về phiá Mỹ rõ nét hơn sau chuyến thăm Mỹ thành công của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tầm quan trọng này đã được Đại sứ Ted Osius nói với các nhà báo Việt Nam tại Ha Nội: “Khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama thống nhất việc đưa quan hệ Việt - Mỹ trở thành đối tác toàn diện vào năm 2013, hai bên bày tỏ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều này đã được nhắc lại trong cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama, cũng như trong Tuyên bố chung giữa hai bên vừa qua. Điều này vượt quá việc nó chỉ có tính chất biểu tượng mà cho thấy, hai bên mặc dù có hệ thống chính trị khác nhau nhưng vẫn có thể trở thành đối tác, cộng tác với nhau, thảo luận về những vấn đề khó khăn như nhân quyền...

Bất chấp việc có hệ thống chính trị khác nhau, chúng ta vẫn có thể làm sâu sắc thêm quan hệ về chính trị, an ninh, kinh tế, quan hệ nhân dân hai nước. Chúng ta không cần phải có hệ thống chính trị giống hệt nhau để hợp tác đẩy mạnh quan hệ.”

Vai trò của người Mỹ gốc Việt

Nhưng ông Osius đã không cho biết nội dung thảo luận về vai trò của người Mỹ gốc Việt giữa Tổng thống Obama và ông Trọng trong quan hệ ngọai giao giữa hai nước.

Ông chi nói: “Tôi muốn chia sẻ thêm một câu chuyện, khi tôi đến California (cuộc tiếp xúc của Đại sứ Osius với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam và Bắc California trong 3 ngày 12, 13 và 14/07/2015), tôi đã nhận được câu hỏi Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam, tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Đây là một điều rất thực tế.

Nếu chúng tôi muốn xây dựng quan hệ với một quốc gia khác, chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống chính trị của nước đó. Câu trả lời của tôi là điều mà những người hỏi họ không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rất rõ điều đó. Lợi ích của Mỹ là chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ.”

Tất nhiên, khi người Mỹ gốc Việt muốn Hoa Kỳ có kế họach hữu hiệu và thực tế trong nỗ lực bảo đảm các quyền con người và quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp của nhà nước CSVN phải được chính phủ Việt Nam tôn trọng thì không có nghĩa là nhằm lật đổ chế độ.

Từ xưa tới nay, chưa bao giờ có cộng đồng người Mỹ gốc Việt nào đã chính thức yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa ra kế họach “thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam” mà có thể chỉ có những cá nhân đã hỏi ông Ted Osius như thế.

Do đó, không thể hiểu câu hỏi của ai đó với ông Osius là lập trường chung của tập thể người Mỹ gốc Việt. Ông Đại sứ Mỹ đã trả lời đúng, nhưng người Mỹ gốc Việt cũng có quyền đòi hỏi chính phủ Mỹ phải kiên quyết bênh vực cho quyền làm người của bà con, dòng họ và đồng bào Việt Nam của họ không bị chà đạp ở Việt Nam như đã và đang xảy ra.

Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ và các Tổ chức Nhân quyền và Tôn giáo trên thế giới biết rất rõ người dân Việt Nam đang được hưởng bao nhiêu quyền tự do và đã mất dân chủ như thế nào cho nên dù ông Nguyễn Phú Trọng có thành công vượt bực trong chuyến đi Mỹ mà nhân dân vẫn còn bị tước bỏ các quyền hiến định thì ông mới chỉ thành công với người Mỹ. 

Đại sứ Osius phản ảnh tâm tư của người Mỹ gốc Việt: “Tôi nhớ khi đến quận Cam ở San Jose, California, có những người không thích chuyến thăm này. Không phải khía cạnh nào của chuyến thăm, mà chính thực tế rằng hai nước đang xích lại gần nhau khiến họ khó chấp nhận. Vì vậy, trong những bước tiến xa hơn để hòa giải, chúng ta cần kéo vào cả những người vẫn còn tổn thương vì cuộc chiến...”

“...Xét cho cùng, quan hệ giữa hai nước đâu phải chỉ là giữa hai lãnh đạo, hai chính phủ, mà là giữa nhân dân hai nước. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp rất lớn, nhưng lòng tin vẫn là điều còn thiếu. Tôi sẽ làm mọi điều có thể, và tôi cũng biết lãnh đạo cả hai bên đều muốn làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa giải và tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước.” (ViệtnamNet, 28/07/015)

Lòng tin mà ông Osius nói ở đây nên hiểu từ phiá người Việt ở nước ngoài, từng là nạn nhân của cuộc chiến do đảng CSVN chủ động đem quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa và trong 40 năm qua từ sau khi chiến tranh chấm dứt tháng 4/1975.

Dưới mắt đa số người Việt ra đi từ miền Nam thì nhà nước CSVN chưa bao giờ thật lòng muốn hòa giải hay hòa hợp với họ.

Trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ lãnh đạo Cộng sản có một hành động tích cực và thật lòng muốn nói chuyện với người Việt Nam ở nước ngoài. Chính sách của nhà nước, phản ảnh qua Nghị quết 36 năm 2004 (về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài) không thuyết phục được ai vì chỉ nhằm kêu gọi người Việt ở ngoài đem tài năng và tiền bạc quay về “phục vụ” đất nước!

Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Thanh Sơn, khi còn là Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài đã thất bại trong nhiều chuyến sang Hoa Kỳ không được ai muốn gặp, ngọai trừ một nhúm người thân Hà Nội hay tình nguyện phục vụ chế độ.

Nguyên do vì trong nhiều năm, đảng CSVN chì dùng chữ “hòa hợp”, muốn người Việt ở nước ngoài phải nhập vào dòng người được cai trị bởi đảng mà không có quyền họat động chính trị với đảng cầm quyền. Bằng chứng thất bại của ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà là trường hợp điển hình.

Chỉ mới vài năm gần đây mới thấy có tờ báo hay viên chức đảng sử dụng từ “hòa giải” khi bàn về công tác kêu gọi trên 300,000 trí thức, chuyên viên và thương gia “Việt kiều” về đâu tư giúp nước.

Tuy vậy, người ở nước ngoài vẫn hàng năm gửi về Việt Nam từ 20 đến 12 tỷ dollars để giúp bà con, dòng họ hay đâu tư vào các dịch vụ du lịch và địa ốc.

Ông Trọng và các lãnh đạo khác của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2005, đánh dấu từ chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải, chưa hòa giải được với Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Các lãnh đạo này vẫn bị tẩy chay và phản đối vì đảng Cộng sản Việt Nam, sau 40 năm cai trị cả nước sau 1975, chưa thật lòng với ngay đồng bào trong nước, vẫn thẳng tay chà đạp nhân quyền và hạn chế các quyền tự do khác và bỏ tù những người đòi dân chủ, tự do thì làm sao hòa hợp được với người Việt Nam ở nước ngoài?

Nếu có người Việt Nam nào tham dự các buổi tiếp đón hay chiêu đãi các Lãnh đạo Việt Nam ra nước ngòai thì đó chỉ là nhóm người của nhà nước hay thân với đảng mà thôi. Họ không phải là những người mà báo chí Nhà nước gọi là “đại diện cho cộng đồng”, hay “thay mặt cho bà con kiều bào”.

Sự khác biệt này đã chứng minh tại cuộc tiếp xúc giữa ông Nguyễn Phú Trọng và khoảng 200 người Việt Nam tại New York chiều ngày 09/07/2015. 

31.07.2015




Hồ giả Hồ thật - Phùng thật Phùng giả!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Dạo này các trang mạng "Lề dân" phản động cứ liên tục phanh phui, bàn tán về những chiện cực kỳ bí hiểm thuộc tầm cỡ "bí mật quốc gia", làm đảng ta nhức cái "từ trên xuống dưới", từ trong ra ngoài. Những cái mà độc đảng ta luôn huênh hoang và cố tình mụ mị giấu diếm hơn suốt 70 mùa thu lá rụng, Đ(ỗ) M(ười) cái đám thế lực thù địt In tẹt nét này, chúng không bom không đạn, không vũ khí hạt nhân nhưng thiệt tình đã làm trung ương đảng, Ban bí thơ, Bộ chính trị cùng các quan to quan nhỏ xính vính, không biết đường mà đỡ. Với bọn "diễn biến hòa bình" này mà không đỡ thì chúng sẽ thừa thắng xông lên đánh xụm bánh chè của đảng hỏng chừng, cho nên Ban tư tưởng trung ương phải ráng sức mà rặn ra những "chỉ đạo phản biện" nhưng càng phản biện thì càng lòi ra những cái dốt cố hữu vốn dĩ đã ăn sâu vào những cái đầu đất sét (bone head) khiến đảng ta có cơ rủi "chuyển bại thành xụi" tất!

Nội "chiện bí hiểm" Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Quang, Hồ Chí Minh cứ liên tục bị khám phá dài dài cũng đủ làm cho đảng ta dập mật rồi. Không dập mề sao được khi đang là một "Ông Thánh", một lãnh tụ vĩ đại, một cha già dân tộc, vì dân tộc, một "Người" vô cùng khiêm nhường, yêu quê hương (Tàu) hết mình... nay chốc chốc cứ lòi ra hết chiện này đến chiện khác. Nào chiện Bác còn trinh độc thân, Hồ Chí Minh thật, Hồ Chí Minh giả, mà đối với đảng thì chiện nào cũng khủng cả, khiến các đảng viên đã có niềm tin rất "lung lạc" nay chuyển ra "lung lay" rùi đâm ra suy nghĩ "lung tung", thậm chí lại có những "tâm tư" "thất thiệt", đưa đến "thất vọng" mà hệ quả là không còn tin tưởng nữa nên "thất chí" rùi tỏ thái độ phản đảng nên bị "thất sủng" mà nếu cái đám "thất nghiệp" này nếu kéo bè kéo lũ ngày càng đông thì cái đảng "thất tâm" sẽ "thất bại" là cầm chắc.

Chiện cha già dân tộc gốc Tàu, tự nó đã là một vấn đề cực kỳ nhức nhối, nay lại đẻ thêm chiện Phành Quang Thung, Phùng Quang Heo, heo thật, heo giả thì nhất định toàn dân sẽ nhất quyết theo dõi, vạch mặt cái "đám đ..." này từng nhất cử, nhất động để truy lùng chúng còn mang những ý đồ gì.


Cho dẫu ý đồ gì đi nữa, không chóng thì chày cũng sẽ có ngày lòi mặt chuột như mặt chuột "Thảo quái thú" chặt cây phá thành ở Hà Nội dưới sự "chỉ đạo" của tài phiệt Tàu lao. Như Nguyễn Xuân Phúc cầu viện Phó thủ tướng Trương Cao Lệ để dàn dựng cho việc "Phùng Tâm Tư" hầu cũng cố sách lược "Mật Nghị Thành Đô".

Courtesy Danlambao images

Hồ Chí Minh thật, Hồ Chí Minh giả. Phùng Quang Thanh thật, Phùng Quang Thanh giả, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Tấn Dũng... theo Tàu cộng thật hay giả?. Rồi đây các "chuyên gia" hoặc những tay nắm giữ những "thâm cung bí sử" cùng toàn dân Việt Nam sẽ truy nguyên ra những cái thật, những cái giả của một cơ chế vốn dĩ đã là trí trá lừa bịp. Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar.

31.07.2015




Đêm qua em lại mơ gặp bác Hồ

Cu Tèo (Danlambao) - Đúng là “ghét của nào trời cho của nấy”: Đêm qua em lại bị mơ gặp bác Hồ.

Trước khi kể lại giấc mơ, em xin làm rõ “tâm tư” em ghét bác. Em ghét bác, nỏ (không) phải vì nghe lời xúi dục của bọn phản động. Em ghét bác là do em đổi mới tư duy sau ngày em biết rõ con người thực của “bác” và “cơ ngơi” bác mang lại cho dân tộc, đất nước; chứ trước kia em yêu bác Hồ đố ai bằng, “Ai yêu bác Hồ bằng các em nhi đồng” mà. Em khẳng định “tâm tư” em trước sau với bác Hồ tình hình cụ thể sơ bộ là như vậy.

Bây giờ em xin kể đêm qua em bị mơ gặp bác. Em đang ngủ như chết, (vì mệt lã, không phải do chuyện “trong hang Pắc Bó”, mà do tuần rồi lu bu với đám cưới con gái nhà người bạn), thì một luồng khí lạnh buốt làm em giật mình thức giấc. Em mở mắt ra và thấy bác Hồ đứng nhìn em. Ai chứ bác Hồ là em nhận ra liền, vì một thời gian khá dài, bác ở trên bàn thờ nhà em trước khi bị cả nhà em nhất trí “lộng” ra“ kiếng”, đã lâu lắm rồi cơ...

Em chưa kịp thét lên thì Bác đã nói ngay, với giọng hơi bị mếu:

- Bác khổ lắm Tèo ơi!

Nghe Bác than khổ, em rất ngạc nhiên, hỏi lại bác:

- Bác vẫn được thăm nuôi đều đều mà, đặc biệt là mới đây, Ngày Thương binh Liệt sĩ, các chú lãnh đạo đảng, nhà nước và chính phủ vào lăng viếng bác nghe đâu hoành tráng lắm mà?

Bác liền giải thích:

- Bác khổ không phải vì thiếu thăm nuôi như Cu mày lúc trước đi học tập cải tạo ở 51 rồi A30; khổ đây là khổ tinh thần, vì dạo này bác bị chửi tới tấp, chửi tấp nập, bị lật tẩy đủ thứ. Mà người chửi bác thuộc phe bọn phản động thì không nói làm gì, đàng này là phe ta chửi từ trong nhà chửi ra. Rồi thì, ngày 27/7 vừa qua, cả đoàn vào viếng bác, nhưng ngoài mặt thì đoàn kết chứ trong bụng thì bác biết tỏng các chú ấy đang gầm gừ tranh dành nhau, nghĩ cách thanh toán nhau; Ai cũng biết Ngày Thương binh Liệt sĩ là ngày của Quân đội, thế mà Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh không đi theo phái đoàn đảng, nhà nước, chính phủ vào lăng bác, đến đài liệt sĩ thắp hương, nhưng lại đi coi văn nghệ “Khát vọng đoàn tụ”, trông người Thanh khoẻ như trâu chứ đâu phải đau yếu gì gi cho cam. Ngồi bên con mụ Phóng dưới anh đèn màu cả buổi thì được, chứ ghé bác vài giây, thắp hương cho liệt sĩ vài phút lại không thể.

Nghe bác vừa nói vừa mếu máo thút thít kiểu chú Cả Trọng hôm nọ đòi kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính Trị về vụ Vinashin, Vinaline mà không được, em thấy tội nghiệp bác quá, bèn giả đò tuyên giáo an ủi bác:

- Bác nói bác bị cả phe ta “chửi từ trong nhà chửi ra”, nhưng đó chỉ là các cháu nhỏ nhẹ dạ nghe theo bọn xấu chống phá kách mạng thôi, còn các cháu kách mạng lão thành vẫn trung thành với bác và đảng trước sau như một...

Em nói chưa xong thì Bác cắt ngang:

- Trung thành cái con khỉ mốc Rú Hoống(*), cứ nhìn xem Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Trần Đỉnh, Tô Hải, và khối anh nữa bây giờ quay ra..., không phải là những tay lão thành kách mạng đó à?

Em biết là không dấu được bác điều gì rồi; đúng là bác chết vào ngày 2/9 nên rất linh, nhất cử nhất động của các chú ấy, bác nhìn thấy hết, nên em chỉ còn biết khuyên Người:

- Thôi bỏ đi Tám, à quên, bỏ đi Bác. Mọi sự đã xảy ra và sẽ xảy ra, không ai có thể đảo ngược. Thôi thì “xin bằng lòng cam chịu y như tay Chúa ban xuống cho...” bác vậy.

Đúng là danh bất hư truyền, Bác nhanh như cáo. Thấy không khá được, Bác bèn biến mất. 

Em nghe tiếng Bác khóc hu hu.




___________________________________

(*) Rú Hoống là tên một ngọn núi thuộc dãy núi Hồng Lĩnh, Hà Tịnh.



Trách nhiệm của một nhà nước đàng hoàng

Danlambao - Khi những hình ảnh của Phùng Quang Thanh "về nước" xuất hiện thì các Dư Luận Viên của đảng đã hồ hỡi rằng: Phùng Quang Thanh còn sống và Lề Dân đã mắc lỡm. Tuy nhiên, trong thế giới độc quyền truyền thông của đảng cộng sản thì bất cứ lúc nào người dân và truyền thông mạng cũng phải đặt vấn đề, đưa ra giả thuyết, nghi vấn, cho dù là tin đồn, để vừa vạch trần những láo khoét, vừa buộc nhà nước và bộ máy truyền thông của đảng phải minh bạch thông tin.

Sự xuất hiện của Phùng Quang Thanh không xoá đi được những điều láo khoét đã được thông báo về trường hợp Phùng Quang Thanh. Nó không thể che giấu được những khuất tất trong việc ông Thanh nhập viện Georges Pompidou vào ngày 20/06/2015 theo như trình bày của nhân viên tại đó (*) nhưng Phạm Gia Khải đã khăng khăng tuyên bố rằng ông ta gặp Phùng Quang Thanh vào ngày 22/06 tại Hà Nội. Nó cũng không xoá được những suy luận cho rằng ông Thanh bị loại ra khỏi chính trường trong giai đoạn quan hệ Việt-Trung-Mỹ phát nóng; cũng không làm tan đi nghi vấn Phùng Quang Thanh đang bị ép lưu vong đã được trở về nhờ vào sự can thiệp cấp kỳ của Phó thủ tướng Tàu - Trương Cao Lệ...

Với tình trạng dư luận Việt Nam và quốc tế đặt nhiều câu hỏi về số phận của Phùng Quang Thanh, cách tiếp đón, thông tin về "ngày trở về" Hà Nội của Phùng Quang Thanh lại làm gia tăng sự nghi ngờ của dư luận đối với "hành vi" của chế độ. Nó lại tưới dầu vào lửa cho đám cháy tin đồn và suy diễn của người dân. 

Sau đó, những cái gọi là hoạt động của Phùng Quang Thanh, một bệnh nhân vừa mới qua một cuộc giải phẫu nghiêm trọng, vừa mới xuất viện, không về nhà, lịch trình làm việc đầy đặc lại càng hé lộ cho thấy một màn kịch vụng về đang được dàn dựng.

Do đó, DLV đang cố gắng phân định chuyện "thắng-thua", bên nào là sự thật, bên nào là giả dối dựa vào sự xuất hiện của hình ảnh PQT. Nhìn lại suốt cuốn phim PQT này, phải nói rằng tất cả đều nằm trong trách nhiệm của một chính phủ. 

Đó là trách nhiệm của nhà nước CHXHCNVN trong việc thông tin với quần chúng về một nhân vật trong chính phủ là Bộ trưởng Quốc phòng. Nhà nước này đã vô trách nhiệm, không minh bạch và có rất nhiều khuất tất trong việc thông tin chuyện Phùng Quang Thanh. 

Cho đến nay, người dân cũng chưa hài lòng và người ta có quyền đặt mọi giả thuyết, ngay cả việc đặt những giả thuyết như Phùng Quang Thanh đang được chụp hình, quay phim là một nhân vật giả để tạo áp suất, đòi hỏi sự minh bạch thông tin từ phía nhà cầm quyền.

Trách nhiệm nằm trong tay nhà cầm quyền đang tiêu xài tiền thuế của nhân dân, giành quyền "phục vụ" nhân dân, cướp quyền thống trị hệ thống truyền thông... phải giải quyết và xoá tan những nghi ngờ, đồn đãi. 

Ở một quốc gia tiên tiến, điều này giải quyết một cách dễ dàng bằng qua việc truyền thông độc lập tiếp cận, phỏng vấn, tìm hiểu trực tiếp với Phùng Quang Thanh, một người của công chúng đang giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng trong chính phủ CHXHCNVN.

31/07/2015


________________________________




Đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm

Vi Đức Hồi (Danlambao) - Thời gian gần đây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia bỗng dưng trở thành điểm nóng. Phe đối lập, đảng cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) tổ chức kéo dân chúng xuống các điểm cột mốc phản đối điều mà họ cáo buộc là chính phủ của thủ tướng Hun Sen nhượng bộ, hiến đất trong việc cắm mốc biên giới giữa Campuchia-Việt Nam, gây ra các cuộc xung đột hai bên liên tiếp xảy ra trên tuyến biên giới. Chính phủ hai bên nỗ lực giải quyết nhằm kìm hãm sự lan tỏa ra diện rộng, song tình hình có vẻ như vượt tầm kiểm soát của cả chính phủ hai bên. Với áp lực ngày càng gia tăng từ phe đối lập, đã cho thấy chính phủ của thủ tướng Hun Sen đã có những động thái giao động, nhượng bộ, xuống thang. Ông ta cho tìm bản đồ gốc được lưu tại Liên Hiệp quốc và các nước Pháp, Anh, Mỹ để xác định lại biên giới lãnh thổ của quốc gia mình.

Nguyên cớ gì dẫn đến xung đột trên bùng phát gia tăng? Để diễn giải câu hỏi này cần lần lại và xâu chuỗi các sự kiện diễn ra trong quá khứ để nhận ra bản chất của nó là gì. 

Miền đất mầu mỡ các tỉnh miền tây nam bộ hiển nhiên từ những thủa xa xưa nó đã trở thành một phần lãnh thổ của Việt Nam. Lịch sử để lại, dân tộc Khơ me từ lâu đã trở thành một dân tộc trong cộng đồng người Việt. 

Năm 1978, quan hệ Việt Nam-Tàu cộng xấu đi bởi liên tiếp xảy ra các vụ lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo. Chính quyền Bắc Kinh dùng con bài người Hoa gây rối từ bên trong chống Việt Nam. Đáp lại Việt Nam tìm mọi cách đẩy người Hoa về nước, sự kiện đó đã đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Ngay sau đó, chính quyền Khơ Me đỏ đã ngang nhiên phát động cuộc chiến đẫm máu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia, tàn sát thảm khốc người dân vô tội. Việt Nam tổ chức phán kháng và tấn công Campuchia, lật đổ chính quyền khơ me đỏ, lập nên chính quyền Hun Sen ngày nay vào ngày 7/1/1979. Cũng ngay sau đó ngày 17/2/1979, Tàu cộng tiến hành cuộc chiến xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nhằm “dạy cho Việt Nam bài học”. 

Cựu Hoàng Sihanouk, một ông vua gần như trong suốt thời gian về cuối đời ông ta sống lưu vong bên Tàu, thi thoảng mới về thăm đất nước Campuchia. Ông ta là người luôn có quan điểm thiếu thiện chí với Việt Nam, khi còn sinh thời, ông ta lập trang web để thể hiện quan điểm của mình. Ông ta khẳng định toàn bộ các tỉnh miền Tây nam bộ là đất Campuchia, “ở đâu có cây thốt nốt, ở đó là đất Campuchia”. Ông cũng không ngần ngại bộc lộ ý định của ông ta muốn chiếm lĩnh lấy lại miền đất này. Chẳng biết khi ông qua đời có để lại di chúc cho bàn dân Cam bốt như Hồ chí Minh hay không nhưng đảng của nhà vua cùng các đảng chính trị đối lập với đảng của thủ tướng Hun Sen luôn thể hiện trong cương lĩnh của mình trong các cuộc vận động tranh cử là: Đấu tranh đòi lại phần lãnh thổ mà trước đây Việt Nam đã xâm chiếm. 

Tình hình Campuchia những năm gần đây đang trên đà ngày càng xấu đi đối với đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và chính phủ của thủ tướng Hun Sen. Được Việt Nam dựng lên sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Khơ Me đỏ, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (nay là đảng Nhân dân Campuchia) cùng chính quyền nhà nước Campuchia đến nay đã trải qua 36 năm cầm quyền, một quãng thời gian quá dài trị vì đất nước. Dưới sự chỉ đạo, định hướng của đảng cộng sản Việt Nam, quá trình vận hành của đảng này đã không ít gặp sóng gió, Pen xô Van được Việt Nam đưa lên làm tổng bí thư đầu tiên của đảng từ năm 1979 đến năm 1981. Năm 1981, ông được quốc hội nước này bầu làm thủ tướng chính phủ và theo đó ông thôi chức tổng bí thư để chuyển sang Heng sam ring. Nhưng không bao lâu ông bị cách chức thủ tướng vì có quan điểm bất đồng với Heng sam ring trong quan hệ ứng xử với Việt Nam. Pen xô van tuyên bố: “một kẻ đóng khố không thể trông cậy vào kẻ mặc quần đùi”. Nhân vật trung thành nhất đối với Việt Nam và được phía Việt Nam tin tưởng phải kể đến Heng sam ring và Hun sen. Nhưng đến nay người dân Campuchia có cảm giác nhàm chán với đảng nhân dân Campuchia cầm quyền cùng với những gương mặt lãnh tụ cũ kỹ. Trong cuộc bầu cử quốc hội Campuchia năm 2013, đảng này giành được 66 ghế, trong khi đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) giành được 55 ghế trong tổng số 123 ghế trong quốc hội. Đây là kết quả thấp nhất của đảng cầm quyền, mất 22 ghế so với nhiệm kỳ trước. Trong tình thế này đảng của thủ tướng Hun sen nhiều phần sẽ thất cử trong cuộc bầu cử của nhiệm kỳ tới, không những thế mà cuộc bầu cử rất có thể phải diễn ra trước thời hạn. Một khi đảng Cứu nguy dân tộc của Sam rais ny thắng cử, việc đầu tiên sẽ gây hấn với Việt Nam, đòi xem xét lại toàn bộ việc cắm mốc biên giới; đòi lại đất mà lịch sử để lại khu vực Tây nam bộ...

Việc bùng phát đụng độ trên tuyến biên giới Việt Nam- Cam bốt trong khi Việt Nam đang có những động thái xoay trục theo hướng thân Mỹ và sự phản ứng ngày càng gay gắt với Tàu cộng về vấn đề biển đông, cho thấy nhà cầm quyền Tàu cộng đang toan tính nước cờ dùng con bài Campuchia gây áp lực cho Việt Nam. Chuyến công du Tàu của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, cùng với đó là việc tuyên bố của thủ tướng Hun sen mới đây: “việc cắm mốc biên giới có nhiều nơi cần xem xét lại”, ông ta cũng hứa với bàn dân Campuchia rằng: “sẽ đề nghị phía Việt Nam ngồi lại đàm phán để điều chỉnh các cột mốc cắm sâu vào lãnh thổ Campuchia”, cho thấy người Campuchia đã sẵn sàng quay lưng lại với Việt Nam. 

Tình thế Việt Nam đang đứng trước những tiềm ẩn nguy cơ đến vận mệnh đất nước. Toàn bộ tuyến biên giới phía bắc, hàng trăm cây số vuông đã bị trao vào tay Tàu cộng thông qua việc phân định, cắm mốc biên giới; trên biển Đông, biển đảo đã và đang bị xâm lấn; phía Tây nam đang nổi lên nguy cơ tiềm ẩn về sự toàn vẹn lãnh thổ; Vấn đề Tây nguyên đòi độc lập, Tây bắc, người H’Mông đòi xưng vua. Tất cả các điểm nóng trên đang tạo thế gọng kìm từ bốn phía gây áp lực, đe dọa đất nước ta. Hình ảnh người dân Cam bốt sát cánh cùng những người đại biểu của mình thị sát biên giới, phản đối chính phủ trong việc cắm cột mốc biên giới, chúng ta không thể không chạnh lòng khi người dân Việt Nam lên tiếng phản đối Trung quốc xâm chiếm biển đảo, lập tức phải chịu cảnh đàn áp, bắt bớ, tù đày. 

Chính sách đu dây của Việt Nam, một sách lược khôn lỏi, ma mãnh đã lỗi thời, thế giới đã từ lâu nhận rõ bản chất của giới cầm quyền cộng sản Hà Nội. Hình thành một liên minh mới đủ sức mạnh để chặn đứng những âm mưu thôn tính nước ta là mệnh lệnh trái tim, khối óc của dân tộc Việt Nam. Hơn lúc nào hết giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy thể hiện lòng trung thành với tổ quốc của mình trước vận mệnh của dân tộc đang đứng bên bờ vực thẳm. 

31.07.2015