Một phụ nữ tự thiêu tại Quảng Nam





Mặc Lâm (RFA) - Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay thứ Bảy 31 tháng 1 năm 2015, chị Nguyễn Minh Tân đã tự thiêu tại khu vực chợ xã Đại Hiệp thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.



Nguyên nhân hành động tự thiêu này được biết do nguyện vọng của tiểu thương về quyết định giải tán chợ Đại Lộc để xây khu chợ mới.




Theo lời một nhân chứng là bà Vân người cùng tranh đấu với chị Minh Tân trong nhiều tháng trời đã chứng kiến việc chị Tân tự thiêu vào sáng hôm nay, bà Vân kể lại với chúng tôi:



Tiểu thương chống lại không muốn vô chợ mới nhưng mà chừ dùng áp lực họ vô hết chợ mới rồi bà Tân tự thiêu để đấu tranh cho dân, cho tiểu thương ấy mà.

Bà Vân, một nhân chứng




"Thì thấy bốc lửa cháy hết nhưng khi vô thì lực lượng họ phong tỏa họ không cho mình vô tới nơi. Chạy qua thì thấy lăn lộn thấy phồng da, nói chung là tuột da hết mà họ không cho đụng. Lực lượng công an, chủ tịch họ làm việc chứ mình không đụng vô được. Không quay phim chụp hình được.



Bả chống đối giùm cho tiểu thương để không vô chợ mới. Chợ cũ người ta bán đất rồi. Tiểu thương chống lại không muốn vô chợ mới nhưng mà chừ dùng áp lực họ vô hết chợ mới rồi bà Tân tự thiêu để đấu tranh cho dân, cho tiểu thương ấy mà."



Bị công an truy lùng



Một nhân chứng khác là anh Lê Đức Triết, người biết rất rõ diễn tiến vụ đấu tranh của tiểu thương chợ Đại Lộc dẫn tới vụ tự thiêu của chị Nguyễn Minh Tân như sau:



"Chị đó là chị Tân chỉ đại diện cho bà con tiểu thương chợ Đại Hiệp, được sự ủy quyền của bà con đi khiếu kiện tại Hà Nội về cái việc dời chợ, chợ cũ vào chợ mới. Chỉ bỏ công việc ở nhà, bỏ gia đình ra Hà Nội khoảng 3 tháng. Bằng nhiều cách đã đưa được những thông tin trên báo đài của nhà nước như VTV1, VTV6 hay VTC14 và đồng thời có một công văn của Ban Tiếp dân Quốc hội chỉ đạo cho UBND tỉnh Quảng Nam ngưng cưỡng chế và tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của dân rồi sau đó báo cáo lại Trung ương mới tiếp tục.



Chỉ mang công văn đó về thì không ngờ khi về đến chợ thì có một số bà con chỉ một vài người không đồng ý còn phần lớn bà con thì đã âm thầm ký kết với chính quyền đồng ý dời chợ.




Những ngày vừa qua theo em được biết thì công an đang truy lùng chỉ vì có những tố cáo là chỉ xúi dục khiếu kiện cho nên truy bắt.

Ô. Lê Đức Triết, nhân chứng




Những ngày vừa qua theo em được biết thì công an đang truy lùng chỉ vì có những tố cáo là chỉ xúi dục khiếu kiện cho nên truy bắt. Trong hai hôm trốn tại Đà Nẵng chỉ có gặp em, em mới nói là chuyện đâu còn có đó có gì để xem thế nào đã, bây giờ chị có được cái gì đâu? Thật ra chị Tân là người buôn bán rất nhỏ ở chợ thôi chứ không có quầy sạp gì hết. Chỉ do bà con tin tưởng tín nhiệm mà làm thôi.



Em có nói người ta đã đồng ý người ta dời vào thì chị có làm gì cũng vậy à, không được gì mà còn mất công nữa, em khuyên chỉ như thế nhưng không hiểu sao sáng nay chỉ lại châm lửa ngay giữa chợ tự thiêu. Theo tình hình thương tích em nhận được thì chỉ rất là nặng có thể không qua khỏi."



Phong tỏa bệnh viện



Vào lúc 9 giờ sáng hôm nay, lực lượng an ninh và công an vẫn bao vây bệnh viện thị trấn Ái Nghĩa huyện Đại Lộc và không cho phép quay phim chụp ảnh. Anh Lê Đức Triết cho biết:



"Hiện tại đang ở bệnh viện Đại Lộc, xe cấp cứu đưa vào bệnh viện và phong tỏa tất cả. tất cả bà con tiểu thương ở chợ không được phép ra khỏi chợ để đi lên bệnh viện là một, cái thứ hai tất cả các điện thoại dùng để chụp hình quay phim đều bị thu giữ.




Theo tình hình thương tích em nhận được thì chỉ rất là nặng có thể không qua khỏi.

Ô. Lê Đức Triết, nhân chứng





Hiện tại khoảng chừng hơn 200 công an sắc phục bao vây quanh chợ và bệnh viện rất đông không biết số lượng là bao nhiêu người. Em đang tìm cách vào phòng bệnh để xem như thế nào."



Chị Tân sinh năm 1969 hiện trong tình trạng nguy kịch. Chị không có gia đình và nhận nuôi một con nuôi. Gia cảnh chị rất khó khăn và quyết định tự thiêu này có lẽ phát suất từ thất vọng và bị chính quyền truy bắt chỉ vì lên tiếng cho chị em tiểu thương của xã Đại Hiệp nơi chị đang sinh sống.



Mặc Lâm

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/woman-selfimmolation-in-quangnam-ml-01302015233128.html









Xem pháo hoa sẽ đỡ đói, quên nghèo! Thần dược của đảng CSVN



David Thiên Ngọc (Danlambao) - Không còn nghi ngờ gì nữa! đảng CSVN là hội tụ của “đỉnh cao trí tuệ” rõ không ngoa chút nào! Từ trước giờ tôi luôn hoài nghi “những gì cộng sản nói” và luôn “nhìn kỹ những gì cộng sản làm” như cố Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu đã nói. Trong nửa thế kỷ qua những lời nói trên là khuôn vàng thước ngọc, là kim chỉ nam theo tôi và hầu hết người dân miền Nam. Nhưng cho đến ngày hôm nay tôi mới ngộ ra rằng đảng CSVN còn hơn cả thần thánh! Thảo nào cả tập đoàn “đảng ta” mà nhất là ban “tuyên láo trung ương” trong mấy chục năm qua luôn ca ngợi là đảng lãnh đạo nhân dân đạt được nhiều thành quả, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác nhất là lãnh đạo các cuộc chiến tranh “thần thánh” chiến thắng các đế quốc to sừng sỏ “sen đầm Quốc Tế” là Pháp và Mỹ chứ không có Tàu vì đánh Tàu là phạm thượng, ghét Tàu là mối nguy cho dân tộc (tên bán nước Phùng quang Thanh). Ngày xưa danh tướng Lý thường Kiệt đã xuất binh đánh giặc Tàu đuổi chúng chạy về tận bên kia bờ Bắc là danh tướng nhà Lý đã “hỗn” với ông anh rồi (lời tên nhà sư quốc doanh thích Chân Quang nói cùng tăng ni Phật tử ở Vũng Tàu).


Thần thánh cũng chỉ làm được một số việc theo tâm linh hơn người phàm tục thôi chứ không vượt lên trên được trời đất là đấng Chí Tôn, là Thượng Đế. Thế mà đảng đã “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa!” hay “Trời làm mất, bắt đất phải đền” thì có phải đảng đã vượt lên trên cả thần thánh không? Hoặc nữa, tên Hồ tập Chương đầu sỏ “đảng ta” đã dám láo lếu cao giọng với tiền nhân rằng hắn “dẫn năm Châu đến đại đồng” thì ở cõi ta bà chưa quỷ ma nào làm được, trên chốn Thiên Đình chưa Tiên Thánh nào dám nghĩ tới vậy mà “chồn cáo” hang Pắc Pó khoa môi đã làm thì Thánh Thần cũng chỉ đứng sau hắn mà thôi. Bởi thế nên hiện xác khô của hắn đến ngày nay vẫn được đồng đảng canh gác, tôn thờ và tắm gội cho xác thối bằng máu xương của dân tộc mà còn bắt những kẻ cuồng tín “cộng sản đạo” vào ra thăm viếng! Đồng thời tượng của hắn lại chui vào chùa chiền miếu mạo ngồi ngang hàng với Phật thì có phải hắn trên cả Thánh Thần không? Hơn thế nữa hình và tượng của hắn kèm theo miếng giẻ đỏ có hình búa liềm đã làm bức tường thành kiên cố để cho cả bầy đồng đảng núp sau đó vét vơ, hút chích mà không một ai dám vén bức màn sương mờ đen tối đó ra! Bởi kèm theo đó là cái bùa “sinh tử phù” vô cùng lợi hại mà cỡ “ngựa quý, bá đạo, hữu thắng”... gì gì phạm vào cũng phải tiêu ma.



Không là thánh thần sao được khi bản chất bất tài vô học, bản thân thì trên “răng dưới dế”, lý lịch tư khai thì tên nào cũng xuất thân từ cu-li, bần cố nông, ba đời ở đợ chăn trâu... thế mà từ khi lột cốt khỉ thoát rừng về phố thoảng chốc một phát đã biến thành “Tiến Sĩ” mà không một buổi sách đèn? dép râu, mũ cối thay bằng tài khoản ngân hàng, cổ phiếu cả ngàn tỉ, nhà tổ hơn cung vua ngày trước, nhiều biệt thư trăm tỉ, du thuyền, xe hơi hàng chục tỉ, ngà voi, trống đồng Đô La trải dài khắp chốn, tài sản chìm nổi khắp nơi… chỉ cần “hô phong hoán vũ” là có! từ tên lính chì trở thành thượng tướng rồi TBT đảng, Bộ Trưởng QP “đại tướng” ban đêm nhìn từ xa tưởng “tượng đái” bậy bên hè? Lớp ba rừng đước Năm Căn thoát rừng thành “thủ tướng” mà ai ai cũng “tưởng thú”! thử hỏi không thánh thần sao thế được?. Cả một bầy không kể xiết tự chúng giành ăn, giành chỗ đứng chỗ ngồi và chỗ chôn thây cho mai hậu mà tự moi ra, quần thảo nhau tuốt áo tuột quần trên sân khấu chính trường... lòi “con tự do” ra cho bàn dân thiên hạ ai cũng thấy chứ người phàm mắt thịt sao trông được ghẽ chóc, mồng gà, hoa khế trong thân thể của thánh nhân? Kể ra bộ phim nhiều tập mang tên CDQL cũng cho hàng chục triệu người xem đôi chút thú vị và coi đó như tấm kính “chiếu yêu” đang lột mặt nạ từng tên quỷ dữ hút máu hại dân, tuy rằng chúng ta không cần biết giám đốc hảng phim là ai, tác giả kịch bản, đạo diễn tên gì nhưng dù sao nó cũng phản ảnh đúng phần nào sự thật của tội ác do cộng sản gây nên. Vì một lẽ không ai rõ nội tình của chúng cho bằng chính chúng tự tố nhau và khai ra.



Nước Mỹ có nền y học hàng đầu thế giới. Nguyễn Bá Thanh, “lão hốt” xuất thân là môn đệ của “Bà Nà động chủ” nhiều năm tu luyện ở Ngũ Hành Sơn phép thuật lẫn nội công cũng ở bậc sư, chỉ một chưởng là hắn thổi bay nghĩa trang mả mồ giáo dân Cồn Dầu xóm đạo. Thế mà khi trúng phải “Giáng Long Thập Bát chưởng+ARS” của đám “cái bang” ăn mày dơ, sau khi chữa thương nhiều tháng, y học Mỹ cũng botay chấm còm, đầu không còn một sợi tóc đã thành đại sư và phải trả dzìa thành Đà lo hậu sự. Vậy mà với tài của các thánh nay Bá Thanh sức khỏe đã tiến triển tốt, tự đi lai trong khu vực và tự tay ký các giấy tờ... (mặc dù đã có người thay) thì quả là chỉ có các vị trên cả thánh mới thay mệnh trời mà “cải tử hoàn sinh” cho “lão hốt”. Nhưng tất cả ai cũng “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình” chỉ nghe lời phun ra từ miệng lưỡi “tuyên láo” cùng những thước phim rẻ tiền do các diễn viên hề Ba Đình thủ vai chứ có ai thấy được mặt mũi Bá Thanh?



Cũng nhờ cái tài thánh của các thánh Ba Đình mà nhân dân VN được thế giới công nhận là “Hạnh Phúc hạng nhì thế giới”. Tài giỏi như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... cũng không leo lên được hạng ba. Thế mà “đảng ta” lãnh đạo tài tình đã đoạt hạng nhì! Thật vô tiền khoáng hậu! Quả là Thánh cũng không bằng. Thử hỏi trên thế giới có nước nào mà cô giáo, học trò chui được và túi nylon để vượt suối trong mùa mưa lũ? Trẻ em học sinh nào đu dây tử thần được hàng ngày để vượt sông tìm cái chữ? Chỉ có ở thiên đường xã nghĩa VN được đảng CSVN lãnh đạo tài tình mà thôi.



Giờ đây một phát kiến và một ý tưởng vô tiền khoán hậu của “tuyên láo Hà Nội” mà thiên đường hạ giới cũng không một ai, thánh thần, kể cả Thượng Đế cũng không làm nổi là người dân không phải làm gì cho phí sức mà chỉ cần “XEM PHÁO HOA” là quên cả chuyện đói no, vượt qua nghèo khó! Cho nên những nơi nào nghèo khó thì nơi đó người dân đều “khao khát xem pháo hoa”, và chính quyền phải gom góp tiền của nhân dân hàng chục tỉ đồng để chi phí cho việc đốt pháo hoa mỗi lần. Việc này sẽ có hai điểm lợi là đối với người giàu có, quan quyền chức sắc là mối tiêu khiển, vui mắt êm tai giúp trí tuệ thông thái hơn và sẽ phát kiến ra nhiều kế sách làm mau nghèo đất nước, về phía người dân nghèo khó thì nhờ pháo hoa mà quên chuyện đói no, hoa mắt ù tai mà không thấy được những nỗi đau của dân tộc, không thấy nước nhà bị xâm lăng. Nhờ thế mà trong người dân không bao giờ thấy cảnh nước mất nhà tan để cho CSVN rộng đường bán nước. Quả là một phát kiến trên cả tuyệt vời và cần phải nhân rộng ra toàn xã hội và phải đốt pháo hoa thường xuyên để cho những điểm lợi trên được luôn phát tán. Chúng ta chỉ bỏ ra mỗi lần vài chục tỉ đồng mà cho cả quan quyền lẫn dân nghèo đói trong XH được tiêu khiển và quên chuyện đói no thì cũng nên làm lắm chứ! Bỏ con săn sắc bắt con cá rô ai mà không làm. Quả là đỉnh cao trí tuệ!



Có một điều tôi hơi tiếc là cái “ác kiến” này được ban “tuyên láo” Hà Nội đưa ra quá chậm chứ sớm hơn thì ba mẹ con cô giáo Giang thị Mỹ Diệu và hai đứa con nhỏ ở Tam Lãnh, Phú Ninh Quảng Nam cũng không phải cột tay vào nhau mà trầm mình xuống hồ Phú Ninh vì gia cảnh quá đỗi khó nghèo. Hay chị Nguyễn thị Mỹ Nhân ở An Xuyên Cà Mau cũng không phải treo cổ tự vẫn để mong kiếm chút ít tiền phúng điếu mà nộp tiền học phí cho con, đồng thời hy vọng qua cái chết của chị thì đảng cũng cứu xét cấp cho sổ hộ nghèo! Những cảnh trên nếu những nơi này mà đảng lột quần áo nhân dân để chi phí cho bắn pháo hoa thì chắc chắn rằng những cái chết thương tâm trên cũng không thể xảy ra, đồng thời quan chức ở hai nơi này sau khi xem pháo hoa sẽ có nhiều “ác kiến” cao hơn mà giúp cho nhân dân những nơi này sớm tiêu diêu miền tiên cảnh một cách lãng mạn và đầy ngoạn mục. Có lẽ năm nay VN sẽ có hai giải Nobel một trao cho “ngài” thống đốc ngân hàng Nguyễn văn Bình và một cho “ngài” Phang đăng Long phó ban “tuyên láo” “thằng quỷ Hà Nội”. Thật là vinh dự và xứng đáng là nước “Hạnh Phúc hạng nhì thế giới”!



Ngày 30.1.2015










Chuyện cũ nói lại hay nói dài, nói dai, nói... đúng


Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Vào 7h tối ngày 27 tháng 8/2007, chương trình thời sự của VTV3 (đài truyền hình Việt Nam) tường thuật lại buổi nói chuyện của ông đương kim chủ tịch nước, uỷ viên bộ chính trị ĐCSVN với các cán bộ Tổng cục chính trị, tư lệnh các lực lượng công an và quân đội Việt Nam, trong đó ông Triết nói một câu rất đáng bàn. Nguyên văn như sau:




Triết: Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố tự sát...



“Dù ai có nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố tự sát...”.



Bỏ điều 4 hiến pháp đồng nghĩa với ĐCSVN tự sát? Ơ hay! Vậy điều 4 hiến pháp nội dung ra sao mà khi bỏ nó sẽ dẫn đến hậu quả nguy hại cho sinh mệnh chính trị của ĐCSVN như ông Triết vừa nói?



Điều 4 hiến pháp:



“ĐCSVN, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.”.



Điều thứ nhất chúng ta cần bàn với ông Triết và tập đoàn cầm quyền cộng sản của ông là tại sao cứ ép buộc xã hội ta cứ phải là xã hội XHCN mới được, trong khi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu cộng sản cũ còn XHCN sớm hơn ta, mạnh hơn ta đã phải từ bỏ vì thứ chủ nghĩa này phản lại quy luật lịch sử nhân loại, đưa đất nước vào tình trạng bế tắc, kiệt quệ, suy thoái về kinh tế và xã hội, còn tồn tại ngày nào tập đoàn cầm quyền phải dùng đến bạo lực để ổn định thể chế chính trị ngày đó; một phương pháp không còn được chấp nhận trong thế giới hiện đại (minh chứng bằng Nghị quyết 1481 của Nghị viện Châu Âu thông qua vào đầu tháng 1 năm 2006, lên án CNCS là tội ác của nhân loại)



Nếu quả thật ĐCSVN có lý tưởng đưa xã hội Việt Nam đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” thì ĐCSVN có nhiều lựa chọn khác để thay thế cho hình thái xã hội XHCN mà một người dân bình thường nào ở đất nước ta có chút ít kiến thức chính trị, có ít trải nghiệm qua thực tế cuộc sống cũng đều nhận rõ.



Điều thứ hai chúng ta thử bàn là tại sao ông Triết lại nói bỏ điều 4 trong hiến pháp đồng nghĩa với sự tự sát của ĐCS?



Điều 4 này do quốc hội (mà nhiều người gọi rất chính xác là đảng hội) đưa vào hiến pháp như chấp nhận một sự tham nhũng quyền lực của ĐCSVN, khi đảng tự nhận đại diện cho nhân dân Việt Nam, tự giành quyền lãnh đạo đất nước vĩnh viễn, độc đảng, độc tài. Bỏ điều 4 có nghĩa là sinh hoạt chính trị Việt Nam chấp nhận đa đảng, một xu thế tất yếu của lịch sử phát triển nhân loại, đã được phổ cập toàn cầu. Các đảng phái chính trị sẽ cạnh tranh trong ôn hòa để giành quyền quản lý quốc gia với mục tiêu duy nhất là đưa đất nước phát triển, đưa nhân dân đến dân chủ, tự do, ấm no, hạnh phúc... Đảng nào có đường lối, chính sách hợp lòng dân, sẽ được đa số cử tri tự do ủng hộ, sẽ chiếm được nhiều ghế trong quốc hội, nhân dân sẽ bầu người của đảng này lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Còn không, thì ngược lại. Bỏ điều 4 là đúng. Đúng! Nhưng tại sao ĐCS VN không nghĩ rằng “đúng” chưa có nghĩa là ĐCSVN không được nhân dân tín nhiệm, vẫn còn xác suất được cầm quyền?.



Vậy mà ông ủy viên bộ chính trị ĐCSVN, chủ tịch chính quyền cộng sản lại phát ngôn rằng bỏ điều 4 có nghĩa là ĐCSVN tuyên bố tự sát? Phải chăng ông ngầm thú nhận ĐCSVN không còn được nhân dân tín nhiệm nữa. Vì không được nhân dân tín nhiệm nên muốn cầm quyền ĐCSVN phải ôm lấy điều 4 như người đi biển ôm phao cứu sinh khi biết con tàu sẽ chìm?



Dưới sự quản lý của ĐCSVN, tham nhũng thành quốc nạn, xã hội thối nát, bất công, đất nước tụt hậu, đời sống người dân nghèo khổ, quan lại cộng sản nhũng nhiễu, làm giàu bằng tệ nạn xã hội... nguy cơ bị đồng hóa to dần (Ta tạm quên, chưa kể ra đây những sai lầm của ĐCSVN, gây thành tội ác trong quá khứ mà 3 triệu đồng bào Việt Nam Hải Ngoại và con cháu những người bị oan uất trong nước luôn lục sổ); phong trào Dân chủ Nhân Quyền yêu sách xóa bỏ thể chế độc tài đảng trị phát triển mạnh, các cuộc biểu tình chống bất công, đòi dân sinh, dân chủ của nhân dân lan rộng. Cái lò xo phản kháng của nhân dân Việt Nam, cả trong và ngoài nước đã đến thời điểm bật dậy đe dọa sự tồn vong cho vị trí độc tài của ĐCS.



Thế giới văn minh đang nhìn về Việt Nam bằng con mắt khinh ghét và thương hại. Khinh ghét chính quyền Việt Nam chây lì không chịu thực thi những cam kết về nhân quyền, tôn giáo đã ký với LHQ; thương hại nhân dân Việt Nam trải qua hơn nửa thế kỷ đau thương, mất mát, nghèo khổ do chiến tranh, mà bước sang thế kỷ 21 vẫn phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị.



Phải chăng ông Triết đã tiên liệu: giống như Liên xô và khối Đông-Âu cựu cộng sản hai thập niên trước, đã đến lúc con đường ĐCSVN ép buộc dân tộc đi chung phải chia đôi. ĐCSVN đi về hướng hố rác; dân tộc Việt Nam đi nhanh hơn lên phía trước bắt kịp và hòa nhập vào khối nhân loại tiến bộ, văn minh, thịnh vượng.



Không cho bỏ điều 4 trong hiến pháp, giới cầm quyền ĐCSVN còn trực tiếp thừa nhận bản chất ham muốn quyền lực và chính sách bạo lực để giữ quyền lực.



“Bỏ điều 4 có nghĩa là ĐCSVN tuyên bố tự sát!”



Ông Triết nói đúng quá!









Tù nhân Tôn giáo Bùi Văn Thâm mãn hạn tù



Trương Minh Đức (Danlambao) - Cư sĩ PGHH - An Giang Bùi Văn Thâm vừa mãn hạn 30 tháng tù giam vào ngày 26/01/2015 tại trại giam Xuân Phước - Phú Yên. Anh Thâm cho biết nhà cầm quyền csVN kết án bỏ tù anh là phi lý, mục đích của họ (csVN) là đàn áp PGHH tại An Giang, trong gia đình của anh có đến 03 người bị nhà cầm quyền bắt giữ kết tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng.





Cư sĩ PGHH - An Giang Bùi Văn Thâm



Hiện nay ông Bùi Văn Trung (cha ruột của anh) đang bị giam giữ tại trại giam Xuân Lộc với mức án 04 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh (anh rể) cũng bị kết án 2 năm 6 tháng tù giam trong kịch bản Lấp Vò - Đồng Tháp chung vụ với chị Bùi Thị Minh Hằng và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.



Khi anh Bùi Văn Thâm mãn hạn tù, vừa về đến Sài Gòn thì nhận được thông tin từ gia đình, anh rể bị trại giam Cao Lãnh - Đồng Tháp chuyển ra trại giam An Phước - Bình Dương, anh Thâm bị chuyển ra trại Xuân Phước xa nhà gần 800 km trong gần 2 năm qua. Đây là chính sách lưu đày những người tù bất đồng chính kiến nhằm mục đích gây khó khăn về mặt kinh tế cho việc thăm nuôi và làm nhục chí đấu tranh.



Những trò thấp hèn gần đây của nhà cầm quyền csVN cho thấy kết quả ngược lại, các tù nhân bất đồng chính kiến càng bị lưu đày, đánh đập, khủng bố sách nhiễu... thì ý chí càng mạnh mẽ hơn, nhiều người dân sẽ thấy rõ bản chất của một chế độ độc tài đang bị suy yếu và đuối lý về chính trị.










Dân nghèo Quảng Ngãi và ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình



Chỉ mới bắt đầu vài phóng sự tại quê nhà Quảng Ngãi, độc giả đã rõ, cha con Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình đã dùng thủ đoạn dựng các công ty ma, lập dự án, chiếm đoạt làm của riêng hàng trăm héc ta đất của dân nghèo rồi phân lô rao bán, thu về hàng nghìn tỷ đồng bất chính, mua cả chục căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố Hà Nội. Sau khi hút cạn máu dân nghèo Quảng Ngãi, ông vọt lên Hà Nội với chức vụ mới là Viện trưởng Viện KSND Tối cao quyền lực hơn, có thể dễ dàng vơ vét hơn… Trong khi gia đình ông hưởng thụ cuộc sống đế vương tại Hà Nội, hoàn cảnh những người dân nghèo Quảng Ngãi hiện nay ra sao?



Càng tìm hiểu, chúng tôi càng quặn thắt đến nao lòng, càng thương những mảnh đời đói khổ càng căm hận những quan tham, không những không biết lo cho người dân địa phương, mà trái lại, dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, hút cạn máu dân nghèo. Vẫn còn đó, trong năm 2015 này chứ không phải hàng chục năm về trước những hình ảnh cơ cực, bất hạnh của người dân nơi đây. Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi về Thủ đô khiếu kiện vì mất đất, mất nhà, những cụ già đã ngoài 80 vẫn còn phải vất vả mưu sinh, những em nhỏ không có trường để học, những mái nhà lụp xụp thiếu trước hụt sau,… Nước mắt lưng tròng, chúng tôi chỉ biết nhìn lên trời gào thét, hỡi ông trời, liệu ông có mắt?



Xin giới thiệu với độc giả bài viết “Người bán khoai lang” của blogger “Tình yêu và Hy vọng” được viết vội trong một chuyến từ thiện về quê nhà Quảng Ngãi những ngày đầu năm 2015. Hình ảnh người phụ nữ bán khoai lang vụt qua bên vệ đường đã gợi lên những cảm nhận sâu lắng của tác giả về hoàn cảnh dân nghèo nơi đây, họ đã bị gia đình ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình dìm xuống tận cùng của xã hội ngay trước mắt chính quyền địa phương với sự lạnh lùng đến vô cảm….


Người bán khoai lang



Giữa cái rét cắt da cắt thịt của trời đồng, tôi bắt gặp hình ảnh một phụ nữ ngồi co ro bán bó khoai lang. Không phải ngọn khoai lang về luộc hay nấu canh nhưng là bó rau lợn. Chuyện cũng chẳng có gì nếu xảy ra cách đây 5 hoặc 10 năm về trước. Nhưng, đây là năm 2015, hình ảnh này vẫn con trên dải đất Việt Nam, đặc biệt xảy ra với người Kinh ở vùng Quảng Ngãi.


Về với vùng quê Quảng Ngãi trong chuyến từ thiện, chiếc xe vụt nhanh vượt qua người phụ nữ ngồi bên vệ đường. Không biết phải gọi là bà hay chị!? Gọi là gì cũng khó vì con người nơi đây cơ cực và già hơn so với tuổi. Vả lại, xe đi quá nhanh khiến tôi chỉ có thể ngó lại nhìn mà không kịp ghi lại tấm hình về người phụ nữ.



Người phụ nữ co ro bên vệ đường với chiếc nón lá tơi tả. Chiếc nón chẳng thể giúp chị ấm được trong con mưa phùn gió bấc nên chị phải mang trên mình chiếc áo mưa. Chiếc áo mưa màu trang nhưng thực ra là một mảnh hình vuông không thể che chắn được cơn gió lùa ùa vào đùa giỡn với da thịt chị. Chị ngồi đó run run, mặt cúi gằm bên rổ rau lang chừng mươi bó. Chắc chị đã đi từ rất sớm nên giờ đây chỉ còn từng đó. Những cọng rau lang già khú đế lợn cũng chả thèm ăn. Nếu muốn chúng ăn về phải băm nhỏ trộn với cám thì may ra mới vừa lòng con heo. Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ đôi bàn tay trai sần của mẹ mình vì việc thái khoai lang.



Thực ra, giờ quê tôi không còn trồng khoai lang nhiều mà chỉ còn trồng khoai tây và rau vụ đông. Nhưng cách đây 13 năm về trước, khoai tây thì hiếm mà khoai lang thì nhiều. Những cánh đồng khoai lang bạt ngàn vào vụ đông được người nông dân vun trồng để kiếm thêm thu nhập. Củ to dành cho bữa ăn sáng, củ nhỏ để nuôi lợn. Nhà nào có lơn con thì mua củ nhỏ về nhử lợn - nghĩa là tập cho chúng ăn trong những ngày đầu tiên đến khi xuất chuồng cho thương lái. Cả dây lang cũng vậy, nhiều quá chẳng ai ăn mà đem bán để nuôi lợn nuôi gà.



Ngày đó, để có được những bó khoai lang đi chợ, từ chiều hôm trước mẹ và chị tôi đã phải tất bật ra đồng cắt dây rồi đem về nhà tối bó - hay còn gọi là làm hàng. Làm hàng không khéo thì không thể bán được. Cứ thế, mẹ và chị bó rau lang thành từng bó đến 12 thậm chí 1 giờ đêm. Bó xong xếp lại và tưới nước để rau tươi chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai.



Ngày từ tơm tởm sáng, mẹ và chị đã dạy để xếp những bó rau lên xe thồ để lên thành phố bán. Phải lên phố chứ ở quê ai mua vì nhà ai cũng có. Cứ thế, hai mẹ con đi trong mưa phùn giá rét miễn sao tới nơi kịp khi trời sáng. Ngủ trưa chật thì coi như mang rau về. Chị lái xe thồ còn mẹ thì đẩy. Việc đi bộ trên quãng đường dài với xe rau nặng đã làm cả hai toát mồ hôi trong cái rét căm căm của trời đông. Song, khi dừng lại, cả hai run lên bần bật bởi cái rét của khí trời thêm cái rát do những giọt mồ hồ dẫn độ trong thân. Bán hết, cả hai quốc bộ về nhà chuẩn bị cho buổi chợ tiếp theo.











Người bán khoai lang bên vệ đường Quảng Ngãi

Công việc chuẩn bị là như thế. Những xe thồ chất ngất rau lang này đã làm cho đôi bàn tay của mẹ và chị đem xì. Đen xì vì nhựa bám che khuất làn da thâm tái vì lạnh.



Đó là chuyện của 13 năm trước, còn bây giờ, quê tôi chẳng còn ai nuôi lợn thủ công thế nữa. Hình ảnh vụ khoai đông xanh mướt với những luống khoai lang trải dài cũng đã mất. Những người phụ nữ bán khoai lang giờ cũng xa vắng. Ấy vậy, tới tận bây giờ, đầu năm 2015, tôi lại bắt gặp hình ảnh này tại vùng quê quảng ngài.



Người phụ nữ co ro bên những bó khoai lang già nua mong kiếm chút tiền về lo cho gia đình. Đi xa xa một chút, tôi lại thấy ruộng khoai ngứa xanh ngắt được trồng để nuôi lợn. Hình ảnh này quê tôi cũng không còn. Ấy vậy, nơi đây vẫn còn nhiều lắm. Người dẫn vẫn còn phải bán khoai ngứa, khoai lang để kiếm từng bạc lẻ. Ôi phụ nữa Việt Nam! Năm 2015 rồi mà vẫn còn những hình ảnh thế này!



Tò mò, tôi hỏi sao có hình ảnh như vậy tạ vùng quê cách mạng này. Một người bạn cho biết:



"Chính quyền nơi đây vô tâm lắm. Họ chỉ chăm lo cho mình, còn người dân thì sống chết mặc bay. Họ sống trong những ngôi nhà khang trang bên cạnh những hộ dẫn kiếm ăn từng bữa. Quả là người ăn không hết kẻ lần không ra. Cách mạng mà làm chi khi đã đến thế kỷ 21 đã qua năm thứ 15."



Quả thật, vùng quê nghèo này chỉ còn 8-3-1-6 và 1-10. Tại sao vậy? Những ai có sức vóc thì kéo nhau vào thành phố, ra Hà Nội hay vào nam kiếm sống cả rồi chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người già. Họ ra đi đến xứ người kiếm manh áo hạt cơm và tương lai cho con em mình. Họ ra đi để chắt chiu từng bạc lẻ gửi về để dựng nhà dựng cửa cũng như lo cho con cái ăn học. Vùng quê im vắng thiếu sức sống vì sức sống đã bay đi tận trời xa. Đôi mắt của những con người nơi đây trở nên xa xăm. Xa xăm như chính tương lai mịt mờ mà người dân nơi đây. Và trên hết, người phụ nữ vẫn lầm lũi với đôi bàn tay đen đủi do nhựa khoai chẳng có cơ hội làm đẹp cho chính mình. Dầu vậy, họ vẫn đẹp hơn nhiều minh tinh màn bạc nào đó vì họ sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Đôi tay đen nhưng lòng vẫn trắng trong như hoa huệ sớm mai lung linh dưới nắng!



Kính gửi quý độc giả một số hình ảnh để thấy cuộc sống của bà con Quảng Ngãi dưới sự chăn dắt quan tham - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình:










Hàng trăm héc ta đất của người dân đã bị cha con ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình cướp trắng










Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi đã nhiều năm đi khiếu kiện vì mất đất, mất nhà bởi các dự án của cha con ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình










Một góc mặt tiền căn biệt thự BL09-02 của ông Nguyễn Hòa Bình tại Vinhomes Riversides, Hà Nội










Gia đình anh Đỗ Văn Quý, Hội Đức, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi phải cố gắng làm thuê lắm mới dựng được một căn nhà vách đất để che nắng che mưa










Các cháu nội tên Phúc, Đức của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình chơi đùa với iPhone, iPad trong chăn ấm nệm êm










Cháu Đỗ Xuân Mến, con trai anh Đỗ Văn Quý, đang tuổi cần được đầy đủ, vậy mà bữa ăn của cháu cũng chưa được như cơm thừa canh cặn của cháu Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình










Thường xuyên những buổi tiệc tại nhà hàng sang trọng của ông Nguyễn Hòa Bình và cô con dâu Hoàng Minh Thủy










Một ngày của chị Chị Phan Thị Sơn, Bình Sơn, Quảng Ngãi bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng và chỉ về nhà nghỉ ngơi khi đã bẩy giờ tối…










Căn biệt thự AD01-58 của Nguyễn Việt Anh, cậu quý tử sinh năm 1990 của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình










Căn nhà của bà Châu Thị Bưởi, Hương Nhượng Bắc, Quảng Ngãi dột nát, vách đất cũng xiêu vẹo và sạt lở










Con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thường xuyên tháp tùng bố chồng trong những chuyến xuất ngoại










Bà Nguyễn Thị Lan, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi còn phải vất vả kiếm ăn từng bữa với việc làm thuê, làm mướn










Nguyễn Tuấn Anh, con cả ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ăn chơi phè phỡn cùng nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp










Bà Phạm Thị Liền, Đông Yên 3, Bình Sơn, Quảng Ngãi tuổi đã xế chiều vẫn còn phải vất vả bữa đói bữa no










Phu nhân Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nâng ly chúc tụng thành quả










Bà Châu Thị Bưởi vất vả lên rừng kiếm từng miếng cơm










Hai cháu nội Phúc và Đức của ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình được hưởng nền giáo dục Quốc tế










Các em nhỏ miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi không đủ cơm ăn áo mặc










Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình bận rộn với những buổi tiệc thâu đêm










Gia đình anh Đỗ Văn Quý cơ cực với những bữa ăn thường xuyên thế này

Nguồn: Tình yêu và Cuộc sống












Vietnam: Plainclothes agents target Rights Campaigners



Bloggers Assaulted for Visiting Fellow Activist



(New York, January 26, 2015) - The Vietnamese authorities should immediately stop using violence against human rights campaigners, Human Rights Watch said today. In January 2015, leading bloggers were targeted by plainclothes agents and beaten. Human Rights Watch said the attacks violated basic rights and that all involved in the assaults against bloggers and rights activists should be held accountable for their acts of violence, intimidation, and harassment.




“The Vietnamese government has some serious questions to answer,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “Is it now government policy to have police travel with thugs to punish people who don’t immediately follow their orders?”



On January 21, a group of 12 bloggers and rights activists went from Hanoi to Thai Binh province to visit Tran Anh Kim, a political prisoner who was released on January 7 after completing five years and six months in prison for alleged affiliation with a political party banned by the authorities. The visitors included geophysicist Nguyen Thanh Giang; film artist Nguyen Thi Kim Chi; former editor Nguyen Le Hung; former political prisoner Nguyen Vu Binh; bloggers Nguyen Tuong Thuy and JB Nguyen Huu Vinh; and rights activists Tran Thi Nga, Truong Minh Tam, Truong Van Dung, Nguyen Thanh Ha, Bach Hong Quyen, and Ngo Duy Quyen.



As soon as the visitors left Tran Anh Kim’s house, their van was stopped by three police officers from Tran Hung Dao ward where Kim lives. The officers ordered them to report to police headquarters. When members of the group refused, saying they did nothing wrong, a group of thugs, acting in apparent coordination with the police, entered the van and assaulted them. Prominent blogger JB Nguyen Huu Vinh was dragged out of the van, beaten, and injured. Upon arriving at the police headquarters, he spat up blood. Film artist Nguyen Thi Kim Chi’s glasses were broken. Others including Nguyen Tuong Thuy, Tran Thi Nga, Ngo Duy Quyen, Bach Hong Quyen, and Truong Minh Tam were also beaten.



The government’s apparent use of thugs to assault rights campaigners is on the rise in Vietnam. Just three days prior to the Thai Binh visit incident, religious activist Nguyen Hong Quang, a pastor of an independent Mennonite branch in Ho Chi Minh city, was attacked by anonymous thugs. Pastor Quang was hospitalized with a broken nose and other injuries. In 2014 alone, at least 22 bloggers and activists reported that they were beaten by unknown persons. No one has been arrested or charged in any of these incidents.



After returning to Hanoi on January 21, 2015, blogger Nguyen Tuong Thuy, one of the victims of the assault, wrote on his Facebook page, “The terror caused by ‘the kingdom’ of Thai Binh [province] under the order of its leaders, aiming to terrorize us, will never succeed. Absolutely no violence can prevent us from reaching out to prisoner of conscience Tran Anh Kim or any other prisoners of conscience.”



“The government has no business using thugs to intimidate and beat up peaceful critics,” Adams said. “Despite these assaults, harassment, and imprisonment, bloggers and activists continue to speak out. They need and deserve international support.”



For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:




For more information, please contact:

In San Francisco, Brad Adams (English): +1-347-463-3531 (mobile); or adamsb@hrw.org

In Washington, DC, John Sifton (English): +1-646-479-2499 (mobile); or siftonj@hrw.org. Follow on Twitter @johnsifton

In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile); or robertp@hrw.org. Follow on Twitter @Reaproy



HRW sent to Danlambao




Thông cáo báo chí: Về Tọa đàm Xóa bỏ Hình phạt Án tử hình


Vietnamupr - Ba tổ chức Văn phòng Công Lý – Hòa Bình (thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn), Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, và Vietnam UPR Working Group xin trân trọng thông báo buổi tọa đàm với chủ đề “Xóa bỏ hình phạt tử hình – Tiến tới xã hội văn minh ” sẽ diễn ra vào lúc 8h30 sáng đến 12h trưa ngày mai, 26/1/2015, tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ,số 38, Kỳ Đồng, Quận 3, Tp. HCM.






Đây là một hoạt động định kỳ của các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam trong nỗ lực phổ biến, giám sát , và đưa ra các tham vấn cho việc thực hiện các khuyến nghị ở kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Việt Nam.



Trong chu kỳ II của UPR năm 2014, Việt Nam đã nhận được gần 30 khuyến nghị liên quan tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình. Đây là nhóm khuyến nghị lớn nhất trên tổng số các nhóm khuyến nghị UPR về quyền con người. Điều này cho thấy việc duy trì hình phạt tử hình tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế.



Nhà nước Việt Nam đã bác bỏ phần lớn các khuyến nghị này, như xóa bỏ áp dụng hình phạt tử hình ngay lập tức, trong tương lai gần, trong đó có việc từ chối tham gia Nghị định thư bổ sung Thứ hai của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị về việc xóa bỏ án tử hình.



Bên cạnh các khuyến nghị bị bác bỏ, Việt Nam đã chấp nhận một số ít các khuyến nghị làm nên “lộ trình dài hạn” trong việc tiến tới chấm dứt hình phạt tử hình, chẳng hạn như: Tiếp tục giảm phạm vi hình phạt tử hình (143.89 của Bỉ); Giảm số tội có mức án tử hình (143.90 của Namibia); Xem xét khả năng đưa ra một luật hoãn áp dụng án tử hình (143.92 của Thụy Sĩ); Cân nhắc ít nhất là hạn chế hơn nữa việc sử dụng án tử hình, chỉ áp dụng với các tội nghiêm trọng, như quy định trong điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị trên quan điểm nhanh chóng thông qua một lệnh hoãn áp dụng trên thực tế các cuộc xử tử (143.94 của Italy), và Tiếp tục cải cách hướng đến từ bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, bao gồm việc tăng tính minh bạch xung quanh việc sử dụng hình phạt tử hình (143.95 của New Zealand).



Trong buổi tọa đàm này, chúng tôi hy vọng sẽ gợi mở những vấn đề tác động đối với xã hội trong việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình, đặc biệt là các án tử hình có dấu hiệu oan sai. Dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các quan điểm ủng hộ và chống đối hình phạt tử hình. Nhưng trong xu thế chung của nhân loại, chúng tôi tin tưởng rằng, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình đang dần chiếm ưu thế trong một xã hội nhân bản và văn minh.



Vì vậy, chúng tôi mời các bạn quan tâm đến tham dự vào buổi tọa đàm này như là một phần của sứ mệnh tôn trọng và bảo vệ cho quyền sống của con người.



- Hết Thông cáo -





'Bảy cô dâu VN' trở lại quê hương



BBC - Cảnh sát Trung Quốc trao trả “bảy cô dâu Việt Nam” cho phía Việt Nam, những người được cho là bị bán sang Trung Quốc.



Tân Hoa Xã nói việc trao trả diễn ra hôm 22/1 ở cửa khẩu Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây.



Bảy phụ nữ này, tuổi từ 17 đến 32, được cho là bị lừa sang Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc để làm “cô dâu”.



Mới tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc nói đang điều tra vụ hơn 100 phụ nữ người Việt mất tích ở tỉnh Hà Bắc.



Truyền thông Trung Quốc đưa tin, những phụ nữ trên lấy chồng qua môi giới ở các khu vực nông thôn gần Hàm Đan, nhưng bỗng biến mất hồi cuối tháng 11/2014.



Người môi giới là một phụ nữ Việt Nam sống ở Trung Quốc, cũng đã bỏ đi.



Báo China Daily dẫn lời một quan chức nói một “nhóm tội phạm có tổ chức” có thể liên quan tới vụ mất tích tập thể này.



Chính sách một con kéo dài của Trung Quốc gây ra bất cân bằng giới tính khi văn hóa truyền thống Trung Hoa vẫn chuộng con trai hơn con gái.



Những đàn ông độc thân nghèo hơn ở nông thôn thường phải dựa vào dịch vụ môi giới để tìm cô dâu từ những nước gần đó như Việt Nam, Campuchia và Miến Điện.






Tòa án từ chối cho gia đình gặp tử tù

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ anh Hồ Duy Hải và em gái





VRNs (22.01.2015) – Sài Gòn – Tòa án tỉnh Long An tiếp tục từ chối cho gia đình tử tù Hồ Duy Hải và các Luật sư tham gia bào chữa và hỗ trợ pháp lý được thăm gặp trong giai đoạn chờ thi hành án.



Lý do Tòa án Long An đưa ra dựa trên “căn cứ theo Điều 20 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì việc cho phép thân nhân của người bị kết án thăm gặp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.




Tuy nhiên, theo Điều 20 Luật thi hành án hình sự cho phép Tòa có quyền hạn ‘ra quyết định thi hành án’ tử hình, nhưng Tòa án Long An lại từ chối nghĩa vụ không cho gia đình Hồ Duy Hải được thăm gặp là ‘không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án’.



Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án được quy định tại Điều 20 Luật thi hành án hình sự như sau: “Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo. Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình…”



Chính vì thế, vào ngày 25.11.2014, Chánh án Tòa án tỉnh Long An đã gặp gia đình Hồ Duy Hải thông báo, ‘ra quyết định thi hành án’ tử hình đối với anh Hải vào ngày 05.12.2014 – đang thụ án tại trại giam tỉnh Long An. Sau đó, ông P. Chánh án Tòa án tỉnh Long An đã thẳng thừng hỏi bà Loan – mẹ anh Hải rằng, “bà có đồng ý tiêm thuốc độc cho con trai bà và mang xác con trai bà về nhà hay không?”, nghĩa là Tòa đang thực hiện nghĩa vụ ‘xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình’. Ngay lập tức, bà Loan đã kêu cứu đến các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước cũng như công luận, điều này đã tạo ra một làm sóng dư luận yêu cầu nhà cầm quyền ngưng thi hành án tử đối với Hồ Duy Hải bởi vì Tòa án chưa xem xét, điều tra làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án như, các dấu vân tay thu được ở hiện trường không trùng với dấu vân tay trên 10 ngón tay của anh Hải… mà chỉ dựa trên ‘các lời khai nhận tội của bị cáo Hải’ để buộc tội Hồ Duy Hải phạm tội giết người. Trước sự giám sát gắt gao của công luận trong vụ án này khiến Tòa án Long An ‘ra quyết định hoãn’ thi hành án tử Hồ Duy Hải với dòng chữ viết tay “Lãnh đạo Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đồng ý theo yêu cầu của gia đình bị án Hồ Duy Hải hoãn thi hành án…”. Các dẫn chứng trên cho thấy, Tòa án tỉnh Long An đã thực thi đúng trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án theo Luật định, nhưng lại chối bỏ nghĩa vụ trước yêu cầu của gia đình và các luật sư tham gia bào chữa và hỗ trợ pháp lý được thăm gặp bị cáo Hồ Duy Hải.



Theo Luật, gia đình và các Luật sư tham gia bào chữa và hỗ trợ – pháp lý có quyền được thăm gặp Hồ Duy Hải theo Điều 57 Luật thi hành án hình sự: “Chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư, nhận đồ vật, tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế đối với người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giam.”; Theo khoản 2 Điều 22 Qui chế tạm giữ- tạm giam (ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐCP của Chính phủ) thì “Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam…”. Chưa kể khoản 1 Điều 259 BLTTHS qui định rõ: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm (tức là Tòa án Long An) ra Quyết định thi hành án, lập Hội đồng thi hành án…” tức đây là cơ quan đang “quản lý, thụ lý vụ án”, có quyền hạn cho gia đình, luật sư được thăm gặp bị cáo.



Vụ án hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi- Tỉnh Long An bị sát hại được phát hiện vào sáng ngày 14.01.2008. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT CA tỉnh Long An đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khởi tố vụ án. Cơ quan CSĐT đã triệu tập nhiều người, được báo Tuổi Trẻ gọi là “nghi can”. Sau hơn hai tháng, Hồ Duy Hải bị triệu tập do có dấu hiệu vi phạm “đánh bạc”, trong vụ án “cá độ bóng đá” và ngày 21.03.2008 bị bắt tạm giam, khởi tố về hành vi “giết người, cướp tài sản” vì cho là hung thủ sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi.



Hồ Duy Hải bị Tòa án tỉnh Long An kết án tử hình trong phiên Tòa sơ thẩm ngày 1.12.2008. Và y án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 29.04.2009.



Trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh “không đủ căn cứ kết tội” Hồ Duy Hải phạm tội giết người nhưng Tòa án Nhân dân các cấp vẫn tuyên Hồ Duy Hải phạm tội giết cô Vân và cô Hồng – là hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, Tỉnh Long An.



Tòa án là nơi thực thi công lý, đem lại sự công bằng cho người dân VN mà còn vi phạm, chà đạp lên pháp luật, thì đến bao giờ người dân mới thực sự an tâm, an nhiên sống trên quê hương VN?








Nỗi sợ hãi khôn cùng của đảng CSVN cho dù là một lẳng hoa, một băng tang cho người đã khuất



David Thiên Ngọc (Danlambao) - Kể từ khi tập đoàn CSVN do Hồ Tập Chương cầm đầu xông lên cướp chính quyền, tập đoàn nhà sản luôn luôn bị ám ảnh về hành động “cướp” của mình sẽ bị toàn dân VN đứng lên đối kháng và giành lại những gì thuộc về nhân dân. Để bảo toàn những gì đã cướp được, họ nhà sản không từ nan một thủ đoạn nào cho dù là đê hèn nhất, hạ cấp nhất, hung bạo nhất... chúng đều đem ra thi hành.



Trong nội dung bài viết này tôi không nhắc lại những dã tâm, thủ đoạn mà chúng đã áp đặt lên toàn thể nhân dân VN trong gần ¾ thế kỷ qua mà chỉ nêu lên cái “sợ hãi” của chúng, đặc biệt là đối với những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho dù họ còn sống hay đã thác.



Khi đối mặt trên chính trường thì hẳn nhiên ai cũng rõ những hành vi vô nhân của nhà sản đối với nhân dân VN. Điều đáng nói ở đây là những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền, thậm chí những dân oan đi đòi lại những gì đã bị tập đoàn CSVN cướp bóc... khi đã nằm xuống thì cả tập đoàn nhà sản vẫn còn run sợ, mà có khi còn run sợ hơn khi họ còn sống và bước đi trên con đường đấu tranh cho lẽ phải.



Cộng sản là giống vô thần, từ trong học thuyết chúng đã bác bỏ những gì thuộc về tâm linh. Nguyên thủy, ý thức đó chỉ tồn tại là khi chúng chỉ có chỗ nương thân là rừng rú và vật chất chỉ là “trên mũ cối, dưới dép râu, trên răng dưới dế”. Bây giờ chúng đã gom cướp, thu về một mối tất cả thị thành, nông thôn, biển đảo, núi rừng, tiền tài vật chất nguyên khí quốc gia, xương máu của toàn dân, do đó chúng sợ mất. Thế là cái thế giới tâm linh lại tràn về và chiếm hữu trong cuộc sống, thậm chí nó ám ảnh cả trong giấc ngủ, cơn mê của chúng.



Vợ chồng con cái nhà tên thủ ếch trong nhiều năm qua chùa chiền, miếu mạo nào có tiếng linh thiêng là đều có mặt và sụp quì lạy van vái lâm râm cầu xin cho giữ được máu xương đã vét vơ và tai qua nạn khỏi, nhất là trước kỳ hội nghị TƯ 6. Khi công du ở nước ngoài hễ nơi nào có chùa chiền là sụp lạy còn bày trò tay lần chuỗi hạt nữa!



Không riêng gì thủ ếch mà hầu như cả tập đoàn nhà sản ai ai cũng thế! Đó là minh chứng cho cái ngày tàn, cáo chung một học thuyết đã lỗi thời chỉ đáng nằm ở bãi tha ma.



Tuy nhiên "tâm linh" như thế nhưng đối với những người đã chết thì chúng cũng vẫn theo bản chất vô thần, không từ một thủ đoạn nào để xúc phạm đến những người quá cố.



Điểm lại từ những đám tang của những vị tuy là cán bộ cấp cao của đảng nhưng có tư tưởng tiến bộ, thấy được những cái xấu xa, vô đạo trong chế độ độc tài toàn trị mà có lời góp ý hay chỉ trích cũng đều bị tập đoàn đảng CSVN sách nhiễu và bôi bẩn với những hành vi vô học, phi nhân. Điển hình là đám tang trung tướng CSVN Trần Độ, GS viện trưởng viện Mác-Lê VN Hoàng Minh Chính.



Đối với các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, các Tù nhân lương tâm đã thoát được nhà tù cộng sản, dân oan bị áp bức... khi nằm xuống, trong đám tang của họ thì rõ ràng cả hệ thống chính quyền đảng CSVN run sợ và ra tay bằng mọi thủ đoạn thấp hèn nhất để sách nhiễu, cướp phá đám tang một cách khó hiểu.



Đám tang Bà Đặng Thị Kim Liêng. Bà là thân mẫu của anh thư Tạ Phong Tần là người đã quyết đem thân mình làm ngọn đuốc sống sáng rực trước văn phòng tỉnh ủy Bạc Liêu để phản đối CSVN đã sách nhiễu, bắt giam cầm hành hạ khổ sai con gái bà, khủng bố gia đình bà, ép cả nhà bà đấu tố một cách phi nhân vô đạo đối với con gái bà là Tạ phong Tần đã xả thân vì công lý cho nhân dân VN. Với thế cô của người phụ nữ, bất lực trước bạo quyền, bà đành đem thân mình thiêu sống làm ngọn đuốc soi đường cho thế hệ tiếp theo. Ngọn đuốc oai linh của bà đã làm cho đảng CSVN run sợ và ra sức khủng bố đám tang, công khai giựt tiền phúng điếu, hoa và băng tang, ngăn trở mọi người gần xa về thắp hương phúng điếu, kể cả hạn chế thân nhân đứng ra lo hậu sự. Bọn cướp được sự chỉ đạo từ xa, từ sài Gòn ra tới trung ương rải khắp nơi chặn đường không cho bạn bè thân hữu mọi miền về Bạc Liêu phúng điếu. Ngày ấy tôi có viết bài “Bỏ cả nước nhà để khủng bố một đám tang” được đăng trên DLB.



Đám tang nhà giáo yêu nước Đinh Đăng Định. Vì sự an nguy của người dân trong tỉnh Đắc Nông và các tỉnh vùng xuôi, nhà giáo yêu nước và cũng là một kỹ sư hóa học, đã can đảm nói lên nhận thức của mình về sự tác hại của dự án Bauxite Tây Nguyên. Ông đã vận động nhân dân cùng nhau ký tên phản đối dự án này - một dự án cúi đầu thần phục và bán nước cho giặc Tàu mà thủ ếch gọi là “chủ trương lớn của đảng (cướp)” đã gây ra không biết bao nhiêu là hệ lụy cho người dân, trước hết là kinh tế và nhiều thế hệ về sau phải chịu mọi hậu quả về môi trường do dự án gây ra.



Trả lời cho các nhà phản biện dự án này là cánh cửa nhà tù mở ra và nhập kho nhà giáo Đinh Đăng Định cùng Ls Cù Huy Hà Vũ. Kết quả quá trình hành hạ khổ sai, không loại trừ khả năng đầu độc ám hại người yêu nước là nhà giáo đã vĩnh viễn ra đi sau chưa đầy một tháng khi cộng sản cho nhà giáo về nhà chữa trị trong lúc chúng biết rõ sự sống của ông không còn.



Đám tang của thầy Đinh Đăng Định, đám côn đồ còn đảng còn tiền ra sức quấy nhiễu, cản trở và gây ra rất nhiều phiền lụy, đau thương cho gia đình và người nằm xuống. Trải dài từ “Dòng Chúa Cứu Thế” Sài Gòn về cho đến nơi căn nhà gỗ tạp ọp ẹp ở vùng cao Đắc Nông, nước mắt của vợ và các con thầy rải khắp mọi lối đi cho đến ngày nay vẫn chưa dứt.



Các đám tang của TNLT Huỳnh Anh Trí, bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu trước dinh Độc Lập, Mẹ của blogger Phạm Thanh Nghiên và nhiều người hoạt động dân chủ, nhân quyền khác đảng cũng chẳng buông tha.



Đặc biệt mới hai ngày qua, ngày 22.1.2015 là đám tang của chị Nguyễn Thị Ni một thành viên của “Phong Trào Liên Đới Dân Oan VN” sau nhiều lần tham gia xuống đường cùng Phong trào đấu tranh cho dân oan bị đảng cướp sạch tài sản, chị phải nhận những trận đòn khốc liệt của côn an. Lần cuối cùng là ngày 16.12.2014 chị bị lực lượng côn đồ an ninh CSVN hành hung, đánh đập dã man thừa chết thiếu sống cùng với bệnh tật, sức yếu chị đã không qua khỏi vào tối ngày 21.1.2015 tại quê nhà Ba Tri, Bến Tre.



Các bạn bè thân hữu các nơi, nhất là các thành viên trong PT như chị Trần Ngọc Anh, Chị Huệ, Chị Bông... đã về Bến Tre để thắp một nén hương, dâng một lẳng hoa với băng tang tiễn chị Ni về cõi vĩnh hằng. Thế mà cái đảng vô thần với “đạo đức Hồ tập Chương” đã ra tay hành hung, cản ngăn, sách nhiễu và cướp giựt cả những lẳng hoa có băng tang với hàng chữ “Phong Trào Liên Đới Dân Oan VN” và xé vụn vứt đi với nỗi sợ khôn cùng về hàng chữ đó.



Không thoát qua được hàng rào cản ngăn để vào thắp hương phúng điếu và có đôi lời cùng người nằm xuống, đặt một vòng hoa… các chị đành ngậm ngùi nuốt hận vào trong cùng nhau ra giữa cầu Bến Tre, trên trời dưới nước thả từng cánh hoa lòng nhẹ nhàng trôi về tận biển Đông mang theo lời thề huyết tử với thù trong giặc ngoài… "Chị Ni hãy yên nghỉ"!



Nỗi sợ hãi khôn cùng của đảng CSVN hiện tại thể hiện trong các đám tang của các nhà dân chủ, dân oan nói trên tôi thấy có các mặt sau:



- CSVN tuy bề ngoài vẫn trơ trẻn khoát bộ áo “duy vật vô thần” nhưng nội dung đã điên cuồng chạy theo tà đạo và vơ vét vật chất một cách vô luân nên ngày đêm tụng niệm thần linh che chở. Do đó chúng sợ những linh hồn của những người dân chủ, dân oan đã nằm xuống trở thành siêu nhiên và sẽ giúp cho những ai đến nguyện cầu phúng điếu trong giờ phút linh thiêng có thêm sức mạnh và nghị lực... cái mà đảng CSVN sợ hơn bao giờ hết!



- Những băng tang với những dòng chữ sẽ là vạn đội hùng binh đánh tan loài vô đạo, độc tài toàn trị CSVN một khi những băng tang đó hiện hữu trong những đám tang của các nhà yêu nước, dân oan… cái mà CSVN sợ đến hồn xiêu phách lạc nên bằng mọi cách chúng ra tay cướp giựt, xé tan cho bằng được.



Nhưng sự đời đối với kẻ tà tâm thì cái mà chúng sợ hãi mỗi ngày sẽ đến với chúng gần hơn theo đồng hồ đếm ngược.



Ngày 24.1.2015